Bệnh đau mắt đỏ có triệu chứng dễ nhận biết đó là mắt đỏ, ngủ dậy khó mở mắt. Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh mà tập trung điều trị các triệu chứng bệnh nên bệnh dễ dàng tái phát lại nếu có dịch hoặc vệ sinh kém.
- Phác đồ điều trị đau thần kinh tọa mới nhất
- Phác đồ điều trị dị ứng thuốc cho bệnh nhân
- Phác đồ điều trị dọa sảy thai cho sản phụ
Bệnh đau mắt đỏ do nguyên nhân nào gây ra?
Tin tức y tế cho biết Virus Adenovirus hoặc các vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu, phế cầu gây ra bệnh đau mắt đỏ. Vào mùa hè đến cuối mùa thu là thời điểm thuận lợi để bệnh xảy ra khi thời tiết giao mùa, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh cho con người.
Bệnh đau mắt đỏ do virus, vi khuẩn gây ra
Ngoài ra môi trường ô nhiễm, khói bụi, vệ sinh kém hoặc nguồn nước bị ô nhiễm, dùng chung khăn mặt với người bệnh cũng tạo điều kiện cho bệnh lây lan nhanh chóng và phát triển thành dịch lớn trong cộng đồng. Việc xác định rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị đau mắt đỏ tốt nhất.
Các dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ
Người bệnh bị đau mắt đỏ thường có các dấu hiệu, triệu chứng như mắt đỏ, có ghèn, bệnh sẽ ở một bên một rồi chuyển sang mắt thứ hai. Bệnh nhân sẽ có cảm giác bị cộm,khó chịu ở mắt, mắt có nhiều dử, mỗi sáng thức dậy dử mắt sẽ dính chặt nên khó mở mắt. Mỗi trường hợp bệnh dử mắt sẽ có màu vàng, xanh hoặc do tác nhân gây bệnh tạo nên.
Nếu bệnh nhân bị đau mắt đỏ nặng sẽ gây nên tình trạng mí mắt sưng nề, mọng,mắt đỏ, đau nhức, bị nổi cộm, chảy nước mắt hoặc viêm kết mạc có giả hạt sẽ lâu khỏi hơn đau mắt đỏ bình thường. Ngoài ra người bệnh sẽ có các triệu cứng khác như mệt mỏi, nhức đầu, sốt, đau họng, tai có hạch nổi lên.
Phác đồ điều trị đau mắt đỏ mới nhất của Viện nhi Trung ương
Các chuyên gia Cao đẳng Y Dược Hà Nội khuyến cáo bệnh nhân đau mắt đỏ không nên tự ý chữa bệnh ở nhà nên đến các cơ sở y tế gần nhất để khám chữa bệnh. Tùy mỗi trường hợp bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị đau mắt đỏ tốt nhất.
Bệnh nhân nên tuân thủ phác đồ điều trị đau mắt đỏ và hướng dẫn của bác sĩ để đem lại kết quả điều trị bệnh hiệu quả.
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh đau mắt đỏ
Bệnh nhân rửa mắt thường xuyên mỗi ngày bằng cáchnhỏ nước muối Natri clorid 0,9%. Dùng thuốc tra mắt theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Dùng kháng sinh tra mắt phổ rộng là đủ hoặc kết hợp với các thuốc kháng sinh mạnh và một chống viêm dòng cortizol như: tobradex, decordex, vigadexa… Tùy mỗi trường hợp đau mắt đỏ bác sĩ sẽ kê các thuốc phù hợp. Nếu bệnh nhân nhỏ cortizol không có chỉ định sẽ gây nên loét mạc do Herpes hoặc nấm
Nên thận trọng khi dùng thuốc Clodexa và Nemydexa để tránh gây suy giảm miễn dịch ở mắt. Lạm dụng 2 thuốc trên có thể gây bệnh glocom, dẫn tới mù lòa, khó điều trị khi bệnh trở nên phức tạp.
Bệnh đau mắt đỏ ở giai đoạn cấp nên hạn chế dùng thuốc mỡ chúng sẽ tăng cảm giác khó chịu cho bệnh nhân khi ở giai đoạn viêm hoặc chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Liều lượng thuốc nên giảm dần bệnh nhân không tự ý xông mắt chữa bệnh.
Để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ bệnh nhân nên giữ vệ sinh cá nhân tốt, rửa sạch tay với xà phòng sau khi rửa mặt hoạc tiếp xú với bệnh nhân. Nếu có các triệu chứng như ngứa, cộm mắt, mắt có dử, chảy nước mắt cần đến bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ điều trị đau mắt đỏ và phòng tránh các biến chứng bệnh.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn