Phác đồ điều trị đau thần kinh tọa mới nhất

Phác đồ điều trị đau thần kinh tọa sẽ giúp bệnh nhân không còn các triệu chứng đau, nhức, mỏi lưng đồng thời phục hồi khả năng vận động cho người bệnh.

Ngày 03/02/2018, 02:08:03   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 3206

Đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm rễ thần kinh tọa bị chèn ép, bệnh thường xảy ra đối với người lớn tuổi bị thoái hóa cột sống gây nên tình trạng hẹp sống thắt lưng ở cơ thể con người.

Nguyên nhân gây nên bệnh đau thần kinh tọa?

Bệnh nhân đau thần kinh tọa có các biểu hiện chính như đau dọc đường đi của thần kinh tọa đến vùng cột sống thắt lưng tới mặt ngoài của đùi, mặt trước cẳng chân, mắt cá ngoài và các ngón chân. Mỗi một vị trí sẽ có những tổn thương khác nhau và cảm giác đau khác nhau. Bệnh thường gặp ở những người lao động nặng trong độ tuổi từ 30-50 tuổi.

Đau thần kinh tọa do nhiều nguyên nhân gây ra

Đau thần kinh tọa do nhiều nguyên nhân gây ra

Các giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết nguyên nhân gây nên bệnh đau thần kinh tọa do rễ thần kinh bị chèn ép chủ yếu do thoái hóa cột sống gây ra. Bệnh thường gặp ở các đĩa đệm như L4 - L5, hoặc L5-S1 chèn ép rễ L5 hoặc S1 gây nên các cơn đau thần kinh tọa.

Ngoài ra bệnh còn có  các nguyên nhân hiếm gặp như viêm đĩa đệm đốt sống, các đốt sống bị tổn thương do vi khuẩn, lao, u… bệnh nhân đang mang thai hoặc bị chấn thương.

Phác đồ điều trị đau thần kinh tọa mới nhất

Khi thực hiện phác đồ điều trị đau thần kinh tọa  cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị như:

Điều trị các triệu chứng theo nguyên nhân, giảm đau và phục hồi vận động cho người bệnh. Đồng thời thực hiện điều trị nội khoa cho các trường hợp vừa và nhẹ, nếu bệnh nhân bị mất cảm giác cần can thiệp điều trị ngoại khoa.

Phác đồ điều trị đau thần kinh tọa nội khoa

Bệnh nhân nên tránh nằm giường cứng, không nên thực hiện các động tác mạnh đột ngột, không mang vác nặng, đứng hoặc ngồi quá lâu.

Sử dụng thuốc giảm đau:

Paracetamol dùng liều 1-3 gam/ ngày chia 2-4 lần. Nếu bệnh nhân đau quá nhiều kết hợp dùng  paracetamol kết hợp với opiad nhẹ như Codein hoặc Tramadol 2-4 viên/ngày.

Dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) áp dụng đối với tùy bệnh nhân để dungfg một trong các NSAID không chọn lọc hoặc có ức chế chọn lọc COX-2 như sau:

  • Ibubrofen (400 mg x 3-4 lần/ngày)
  • Naproxen (500 mg x 2 lần/ngày
  • Diclofenac (75-150 mg/ngày)
  • Piroxicam (20 mg/ngày)
  • Meloxicam (15 mg/ngày)
  • Celecoxib (200 mg/ngày)
  • Etoricoxib (60 mg/ngày)

Quá trình sử dụng cần chú ý đến tác dụng phụ trên các đường tiêu hóa như gan,thận, hệ tim mạch đồng thời xem xét sử dụng NSAID không chọn lọc với thuốc bảo vệ dạ dày ức chế bơm proton.

Cần tuân thủ phác đồ điều trị đau thần kinh tọa

Cần tuân thủ phác đồ điều trị đau thần kinh tọa

Với bệnh nhân bị đau quá nhiều cần dùng các morphin  một chế phẩm thuốc phiện để giảm đau.

  • Dùng thuốc giãn cơ: Tolperisone (100-150 mg x 3 lần uống/ngày) hoặc Eperisone (50 mg x 2-3 lần/ngày) …
  • Khi bệnh nhân bị đau mạn tính kéo dài cần kết hợp dùng các thuốc giảm đau thần kinh như:
  • Gabapentin: 600-1200 mg/ngày (bắt đầu bằng liều 300/ngày trong tuần đầu).
  • Pregabalin: 150-300 mg/ngày (bắt đầu bằng liều 75 mg/ngày trong tuần đầu).
  • Các thuốc khác: các vitamin nhóm B hoặc Mecobalamin.
  • Hoặc tiêm corticosteroid ngoài màng cứng sẽ giúp làm giảm đau do rễ trong bệnh thần kinh tọa hoặc có thể tiêm dưới hướng dẫn của màn huỳnh quang tăng sáng hoặc CT.

Bên cạnh phác đồ điều trị đau thần kinh tọa bệnh nhân có thể kết hợp các phương pháp như vật lý trị liệu, mát xa liệu pháp cùng tập thể dục trị liệu cho bệnh nhân.

Các thủ thuật can thiệp xâm lấn tối thiểu

Bệnh nhân sẽ được chỉ định can thiệp bằng các sóng cao tần để loại bỏ hoặc làm tiêu tổ chức từ vùng trung tâm đĩa đệm để làm giảm áp lực chèn ép của đĩa đệm khi bị thoát vị đối với rễ thần kinh.

Phác đồ điều trị đau thần kinh tọa ngoại khoa

Theo tin tức y tế cho biết phác đồ điều trị đau thần kinh tọa ngoại khoa được chỉ định khi điều trị nội khoa thất bại hoặc bị chèn ép nặng như liệt chi dưới, hẹp ống sống, hội chứng đuôi ngựa, teo cơ.

  • Tùy vào mỗi trường hợp bác sĩ  sẽ chỉ định các phương pháp phẫu thuật như song cao tần, vi phẫu, nội soi, mổ hở, làm vững cột sống trong đó có 2 phương pháp được sử dụng phổ biến.
  • Phẫu thuật lấy nhân đệm: cắt bỏ một phần nhỏ đĩa đệm thoát vị gây chèn ép thần kinh nếu sau 3 tháng điều trị không có kết quả. Bệnh nhân có các biến chứng, rối loạn cảm giác nặng cần được phẫu thuật sớm hơn.
  • Phẫu thuật cắt cung sau đốt sống: Áp dụng khi đau thần kinh tọa do hẹp ống sống, phương pháp này làm cột sống mất vững và dễ tái phát.
  • Nếu trượt đốt sống gây chèn ép thần kin nặng cần được cố định bằng làm cứng đốt sống, nẹp vít cột sống.

Bệnh nhân cần được tái khám định kì để theo dõi tình trạng bệnh và có biện pháp khắc phục tốt nhất.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn