Bệnh cường giáp là một hội chứng bệnh cảnh lâm sàng do quá trình sản sinh ra hormone tuyến giáp quá cao trong máu làm ảnh hưởng cuộc sống của con người.
- Phác đồ điều trị COPD mới nhất được ban hành
- Phác đồ điều trị bệnh gout hiệu quả nhất cho bệnh nhân
- Phác đồ điều trị bệnh quai bị bộ y tế ban hành
Nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp
Xác định các nguyên nhân gây ra bệnh cường giúp các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị cường giáp một cách tốt nhất.
Theo tin tức y tế nguyên nhân gây cường giáp do bệnh nhân mắc bệnh basedow đây là bệnh tự miễn liên hệ đến với hệ thống có kháng thụ thể TSH thuộc nhóm globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp và tự kháng thể kháng. Ngoài ra bệnh nhân còn mắc các bệnh tự miễn khác như nhược cơ, suy thượng thận, bạch biến.
Bệnh cường giáp do rối loạn hormone
Các triệu chứng lâm sàng bệnh nhân sẽ gặp phải như hội chứng cường giáp, bướu to, lồi mắt, phù niêm mạc trước xương chảy…
Hoặc các nguyên nhân không thường gặp như cường giáp giả, nhân độc giáp, do quá tải I ôt, viêm tuyến giáp…
Phác đồ điều trị cường giáp nội khoa
Với phác đồ điều trị cường giáp nội khoa bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các thuốc có công dụng ức chế nhanh như:
- Thuốc ức chế ß(beta): điều trị các chứng như hồi hộp, lo lắng, tay chân run, đồ mồ hôi, nhịp tim nhanh… ngoài ra bệnh nhân được sử dụng Propanolol để giảm sự chuyển T4 thành T3 ở ngoại. Tiếp đó dùng thuốc Atenolol với liều thông thường 40 – 120mg chia làm 4 – 6 lần/uống vì tác dụng của Propanolol nhanh nhưng không kéo dài.
Chống chỉ định với các bệnh nhân bị hen suyển, loét dạ dày – tá tràng, Block nhỉ thất.
- Đối với suy tim, ý kiến chưa thống nhất vì nó làm giảm tác dụng co bóp của Cũng có ý kiến cho là vẫn có thể dùng nhưng cần dè dặt.
- Thuốc ức chế ß được sử dụng trong các trường hợp dùng phối hợp thuốc kháng giáp tổng hợp để làm giảm các triệu chứng khó chịu cho BN. Trước khi sửa soạn tiền phẫu, trước khi điều trị Iod 131 hoặc cơn bảo giáp trạng.
- Thuốc Corticoid: Được sử dụng để ngăn chặn quá trình tiết hormone ở tuyến giáp và ức ché sự chuyển T4 thành T3 ở ngoại. Chống chỉ định các trường hợp như cường giáp nặng, lồi mắt nặng, cơn bảo giáp.
Các thuốc có công dụng kéo dài là thuốc kháng giáp tổng hợp có dẫn xuất của Thionamid gồm 2 phân nhóm là:
- Nhóm Thiouracid: MTU, PTU,
- Nhóm Imidazol: Methimazol và Carbimazol
- Với công dụng chính ngăn cản sự tổng hợp các hormone giáp ở các khâu như:
- Ngăn sự Iod hữu cơ hóa
- Ngăn sự hình thành và kết hợp của DIT
- Ngăn sự chuyển T4 thành T3 ở ngoại vi
Theo các giảng viên Cao đẳng Dược Sài gòn cho biết cần sử dụng thuốc liều cao sau khi đã chẩn đoán được cường giáp. Bên cạnh đó thuốc kháng giáp tổng hợp thường dùng với các liều lượng khác nhau ở các giai đoạn điều trị:
Phác đồ điều trị cường giáp giúp cân bằng cuộc sống người bệnh
Giai đoạn tấn công: sẽ kéo dài từ 6 – 8 tuần.
Giai đoạn duy trì: kéo dài từ 18 – 24 tháng, tuy nhiên liều lượng có thể giảm dẫn ở mỗi tháng tùy theo kết quả cải thiện các triệu chứng.
Có thể sử dụng các thuốc thay thế như Iod, dung dịch Lugol tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Phác đồ điều trị cường giáp cho bệnh nhân cần cân nhắc đến độ tuổi, tình trạng cụ thể, điều kiện kinh tế, tình trạng bệnh tật… để quyết định các phác đồ điều trị cường giáp một cách tốt nhất. Phác đồ trên chỉ mang tính chất tham khảo bệnh nhân không tự ý sử dụng thuốc thay thế thuốc khi chưa có chẩn đoán bệnh và chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn