Phác đồ điều trị bệnh gout hiệu quả nhất cho bệnh nhân

Phác đồ điều trị bệnh gout sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng bệnh cho bệnh nhân đồng thời phòng ngừa rối loạn chuyển hóa trong cơ thể của người bệnh.

Ngày 29/01/2018, 02:36:25   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 7097

Bệnh gout được chia làm hai loại gút nguyên phát và gút thứ phát, bệnh xảy ra do viêm khớp tinh thể kèm các đợt viêm khớp cấp tái phát, hoặc do acid uric trong máu tăng cao, rối loạn chuyển hóa.

Bệnh gout nguyên phát, thứ phát do đâu?

Bệnh gout nguyên phát thường gặp ở đa số các trường hợp nhưng chưa xác định rõ nguyên nhân. Cùng vói đó chế độ dinh dưỡng có chứa nhiều chất purin như lòng đỏ trứng, nấm, tôm, cua, nội tạng động vật sẽ khiến cho tình trạng bệnh thêm nặng. bệnh thường gặp ở nam giới phần nhiều từ độ tuổi 35 % trở lên.

Bệnh gout do nhiều nguyên nhân gây nên

Bệnh gout do nhiều nguyên nhân gây nên

Bệnh gout thứ phát do các rối loạn chuyển hóa liên quan đến di truyền, hoặc do cơ thể tăng cường sản xuất acid uric hoặc giảm khả năng đào thải acid uric trong cơ thể. Đặc biệt khi bệnh nhân bị suy thận hoặc các bệnh lý làm giảm khả năng thanh lọc acid uric của cầu thận. Các bệnh về máu như bạch cầu cấp…

Bệnh nhân sử dụng các thuốc ức chế tế bào như chống lao, tăng huyết áp, béo phì, hội chứng chuyển hóa, insulin trong máu tăng, lạm dụng rượu…

Phác đồ điều trị bệnh gút cho bệnh nhân

Cần có phương pháp dự phòng gout tái phát, lắng đọng urat trong các tổ chức, dự phòng biến chứng thông qua điều trị hội chứng tăng acid uric trong máu. Kiểm soát accid uric máu dưới 360 µmol/l (60 mg/l) với gút chưa có hạt tô phi và dưới 320 µmol/l (50 mg/l) khi gút có hạt tô phi.

Phác đồ điều trị bệnh gout cụ thể

Trong chế độ ăn uống sinh hoạt các bệnh nhân nên tránh các thực phẩm có chứa nhiều purin như thịt, cá, tôm, cua, nội tạng động vật… theo các giảng viên cao đẳng Y Dược cho biết bệnh nhân có thể ăn trứng, hoa quả, thịt nhưng không quá 150g /24 giờ.

Tránh xa các đồ uống có cồn, chất kích thích, thực hiện kế hoạch giảm cân, tập luyện thể dục thường xuyên…

Bệnh nhân nên uống từ 2-4 lít nước trong cơ thể nhưn nước khoáng có kiềm hoặc nồng độ kiềm 14%. Cách này sẽ làm tăng lượng nước tiểu trong vòng 24 giờ và hạn chế tối đa nguy cơ lắng đọng urat trong đường tiết niệu.

Các thuốc có nguy cơ làm tăng acid uric trong máu cần tránh hoặc có chỉ định của bác sĩ để tránh các yếu tố gây gút cấp như chấn thương, stress.

Với phác đồ điều trị bệnh gout bác sĩ chỉ định các thuốc chống viêm như sau:

Colchicin: giảm đau, kháng viêm khi bị gout cấp hoặc đợt cấp. bệnh nhân chỉ dử dụng liều 1mg/ngày càng sớm càng tốt trong 12 giờ đầu khởi phát cơn gout. Không nên dùng liều cao hoặc lạm dụng sẽ có tác dụng không mong muốn. Có thể phối hợp với thuốc chống viêm không steroid để cắt cơn gout hiệu quả.

Với bệnh nhân chống chỉ định vói chống viêm không steroid dùng colchicin dùng với liều 1mg x 3 lần trong ngày đầu tiên. Cách nhau 2 giờ cho bệnh nhân dùng 0,5 mg. 1mg chia làm 2 lần sử dụng trong ngày thứ 2, giảm còn 1 mg từ ngày thứ 3 trở đi.

Dùng thuốc Test colchicin: Liều 1mg x 3 lần trong hai ngày đầu giúp giảm các triệu chứng sau 48 giờ. Sau 48 giờ nếu bệnh nhân bị tiêu chảy cần dùng kết hợp thuốc loperamid 2 mg ngày 02 viên sử dụng 2 lần để kiểm soát tiêu chảy.

Dự phòng tái phát dùng liều 0,5- 1,2 mg uống 1-2 lần/ ngày, trung bình 1mg/ ngày kéo dài ít nhất 6 tháng. Tuy nhiên với bệnh nhân trên 70 tuổi cần giảm liều lượng sử dụng. Nếu cơ thể bệnh nhân không đáp ứng cần thay bằng cochicine, dự phòng bằng các thuốc kháng viêm không steroid bằng liều thấp.

Các thuốc kháng viêm không steroid

Dùng kết hợp các thuốc như sau: Naproxen, Ibuprofen, Piroxicam, Diclofena, Indometacin và Indometacin các nhóm thuốc ức chế chọn lọc COX-2 (meloxicam, celecoxib, etoricoxib...). Với bệnh nhân bị suy thận, viêm loét dạ dày tá tràng chống chỉ đinh sử dụng thuốc trên, dùng đơn độc hoặc kết hợp với colchicin.

Thuốc Corticoid: Chỉ định sử dụng khi các cơ thể bệnh nhân không đáp ứng hoặc không có hiệu quả. Corticoid cần hạn chế dùng và dùng ngắn ngày, sử dụng đường tiêm tại chỗ vào khớp viêm cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng khi bị bệnh gout

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng khi bị bệnh gout

Thuốc giảm acid uric máu: Sử dụng liều Allopurinol cần dựa vào nồng độ acid uric trong máu, liều khởi đầu dùng Allopurinol 100mg/ngày trong vòng 1 tuần. Tiếp đó mới tăng liều 200-300mg/ngày. Chỉ dùng sau khi tình trạng viêm khớp đã thuyên giảm, sau 1-2 tuần mới sử dụng colchicin. Nếu có tác dụng phụ như: nôn, sốt, đau đầu, ban đỏ, dị ứng… cần theo dõi bệnh nhân sát sao cho đến 1-2 tuần sau khi dùng thuốc.

Nhóm thuốc tăng thải acid uric: Dùng Probenecid với liều 250mg- 3g/ngày, Sunfinpyrazol (100-800mg/ngày), Benzbriodaron, Benzbromaron…bệnh nhân cần làm xét nghiệm acid uric niệu. Chống chỉ định khi acid uric niệu trên 600 mg/24 giờ, suy thận, sỏi thận, người cao tuổi, gút mạn có hạt tophi. Có  thể phối hợp  allopurinol với một loại thuốc tăng đào thải acid uric.

Theo tin tức y tế bệnh nhân có thể phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi khi bệnh gout có biến chứng như loét, bội nhiễm hạt tophi, hoặc kích thước quá lớn ảnh hưởng đến thẩm mỹ hoặc khả năng vận động.

Phác đồ điều trị bệnh gout cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị để giảm thiểu các triệu chứng một cách tốt nhất cho bệnh nhân.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn