Phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng mới nhất bộ y tế ban hành

Bệnh tay chân miệng rất dễ lây truyền trong công động bởi vi khuẩn lan truyền qua đường hô hấp. Mới đây bộ y tế đã ban hành phác đồ điều trị tay chân miệng cho trẻ em.

Ngày 27/01/2018, 02:10:49   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 2418

Các bác sĩ đầu ngành cảnh báo tay chân miệng có thể gây ra các biến chứng như: viêm màng não, viêm não, bởi vậy cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ bị bệnh.

Phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng mới nhất của bộ Y tế

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có thể gây nguy hiểm đến tính mạng

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có thể gây nguy hiểm đến tính mạng 

Bệnh tay chân miệng có từng cấp độ bệnh khác nhau các chuyên gia y dược cho biết mỗi cấp độ bệnh sẽ có phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng phù hợp với từng bệnh nhân.

Phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng ở cấp độ 1

Lúc này bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như niêm mạc miệng bị loét, lòng bàn tay, bàn chân có bóng nước. Bệnh nhân ở cấp độ nhẹ được điều trị ngoại trú tại nhà để nghỉ ngơi và sau 2 ngày tái khám một lần.

  • Trẻ cần được hạ sốt khi sốt cao bằng Paracetamol liều 10 - 15 mg/kg/lần (uống) mỗi 6 giờ.
  • Cha mẹ nên theo dõi tình trạng của trẻ nếu có các biểu hiện nặng như: sốt cao trên 39 độ C, sốt cao trên 38 độ kéo dài, các chi bị co giật, trẻ đi loạng choạng, hôn mê.. cần được nhập viện nhanh chóng.

Phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng cấp độ 2

Bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như chới với, co giật, rung.

  • Nếu trẻ sốt trên 39 độ C không đáp ứng với paracetamol cần dùng phối hợp với ibuprofen 5 - 10 mg/kg/lần lặp lại mỗi 6-8 giờ nếu cần. Không dùng Aspirin để hạ sốt cho trẻ. Tổng liều dùng tối đa của ibuprofen là 40mg/kg/ngày.
  • Dùng  thuốc: Phenobarbital 5 - 7 mg/kg/ngày, uống, bệnh nhân cần được theo dõi sát sao bệnh tình chuyển biến.
  • Nếu trẻ bị nặng hơn cần dùng Phenobarbital 10 - 20 mg/kg truyền tĩnh mạch. Lặp lại sau 8 - 12 giờ khi cần.
  • Immunoglobulin:
  • Nhóm 2: 1g/kg/ngày truyền tĩnh mạch chậm trong 6 - 8 giờ. Sau 24 giờ nếu còn dấu hiệu độ 2b: Dùng liều thứ 2.
  • Nhóm 1: Không chỉ định Immunoglobulin thường qui. Sau 6 giờ các triệu chứng không giảm cần điều trị bằng Phenobarbital không đáp ứng sẽ chỉ định Immunoglobulin. Bệnh nhân cần được đánh giá lại sua 24 giờ dùng thuốc.

Phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng cấp độ 3

Bệnh nhân biểu hiện chủ yếu như: Co giật, hôn mê, yếu liệt các chi cần được nhập viện điều trị kịp thời.

  • Cho trẻ thở oxy qua mũi, đặt nội khí quản thở khi bị suy hô hấp, kê cao đầu nằm.K Khi thở máy cần tăng thông khí để giữ PaCO2 từ 30 - 35 mmHg và duy trì PaO2 từ 90 - 100 mmHg.
  • Dùng thuốc Phenobarbital 10 - 20 mg/kg truyền tĩnh mạch, liều tối đa 30mg/kg/24h cần lặp lại từ sau 8-12 giờ.
  • Immunoglobulin (Gammaglobulin): 1g/kg/ngày truyền tĩnh mạch chậm trong 6 - 8 giờ, dùng trong 2 ngày liên tục.
  • Bệnh nhân có dấu hiệu suy tim mạch dưới > 170 lần/phút được chỉ định Dobutamin với đầu 5µg/kg/phút truyền tĩnh mạch, tăng dần 1 - 2,5µg/kg/phút mỗi 15 phút cho cải thiện các triệu chứng lâm sàng.  Liều tối đa 20µg/kg/phút (không dùng Dopamin).
  • Milrinone truyền tĩnh mạch 0,4 – 0,75 µg/kg/phút chỉ định khi bệnh nhân bị tăng huyết áp và giảm liều khi huyết áp ở mức bình thường giảm Milrinone 0,1 µg/kg/phút mỗi 30-60 phút cho đến liều tối thiểu 0,25 µg/kg/phút. Điều chỉnh các rối loạn điện giải, nước, toan kiềm, hạ đường huyết.
  • Ngoài ra cần điều trị co giật bằng Midazolam nếu có biểu hiện với liều 0,15 mg/kg/lần hoặc Diazepam 0,2 - 0,3 mg/kg truyền tĩnh mạch chậm, lập lại sau 10 phút nếu còn co giật (tối đa 3 lần). Bệnh nhân cần được theo dõi sát sao tình hình mạch, huyết áp…

Phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng cấp độ 4

Phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng cần thực hiện đúng nguyên tắc

Phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng cần thực hiện đúng nguyên tắc

Bệnh nhân cần được điều trị nội trú tích cực tại các bệnh viện.

  • Đặt nội khí quản thở máy cho bệnh nhân bằng cách tăng thông khí giữ PaCO2 từ 30 - 35 mmHg và duy trì PaO2 từ 90 - 100 mmHg. Thực hiện các biện pháp chóng sốc do viêm cơ tim, tổn thương trung tâm vận mạch.
  • Theo chuyên trang tin tức y tế cho biết bệnh nhân không có các dấu hiệu lâm sàng như  phù phổi, suy tim truyền dịch Natri clorua 0,9% hoặc Ringer lactat: 5 ml/kg/15 phút, điều chỉnh tốc độ theo hướng dẫn CVP và đáp ứng lâm sàng. Trường hợp không có CVP cần theo dõi sát dấu hiệu quá tải, phù phổi cấp.
  • Dùng thuốc Dobutamin liều khởi đầu 5µg/kg/phút, tăng dần 2 - 3µg/kg/phút mỗi 15 phút cho đến khi có hiệu quả, liều tối đa 20 µg/kg/phút.
  • Nếu bị phù phổi cấp cần ngưng truyền dịch, dùng Dobutamin liều 5 - 20 µg/kg/phút và Furosemide 1- 2 mg/kg/lần tiêm tĩnh mạch chỉ định khi quá tải dịch.
  • Chỉ dùng Immunoglobulin khi bệnh nhân có mức huyết áp trung bình ≥ 50mmHg.
  • Chỉ sử dụng kháng sinh khi có bội nhiễm hoặc loại trừ các bệnh nhiễm khuẩn nặng.

Bệnh nhân cần được theo dõi tình trạng mạch, nhiệt độ, nhịp thở, tim, huyết áp, Spo2… mỗi 30 phút trong 6 giờ đầu và điều chỉnh thuốc để đáp úng lâm sàng. 

Cần tuân thủ các nguyên tắc của phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ một cách tốt nhất.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn