Theo đó, nhiễm khuẩn bệnh viện bao gồm viêm phổi bệnh viện, nhiễm khuẩn huyết do catheter, nhiễm khuẩn bệnh viện đường tiết niệu, nhiễm khuẩn vết mổ làm tăng thời gian nằm viện, tăng chí phí điều trị và tử vong, tăng khả năng lây chéo vi khuẩn đa kháng. Để giúp độc hiểu rõ hơn về nhiễm khuẩn bệnh viện đặc biệt là viêm phổi bệnh viện chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Bác sĩ Chu Hòa Sơn, hiện đang là giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur về vấn đề này.
- Tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không?
- Cảnh báo: Ngộ độc paracetamol có thể gây chết người?
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân béo phì là một bệnh lý rất nguy hiểm
Những nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong nhiễm khuẩn bệnh viện
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra nhiễm khuẩn bệnh viện
Hỏi: Các yếu tố nguy cơ nào khiến bệnh nhân dễ mắc phải nhiễm khuẩn bệnh viện hơn?
Trả lời:
Các yếu tố nguy cơ:
Thủ thuật xâm lấn.
Bệnh nặng.
Nằm viện lâu.
Trẻ sơ sinh.
Điều trị kháng sinh trước đó.
Suy giảm miễn dịch.
Suy dinh dưỡng.
Hỏi: Vậy các tác nhân nào thường gặp trong nhiễm khuẩn bệnh viện?
Trả lời:
Trên trang tin tức y tế mới nhất cũng đã cập nhật về việc nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp các vi khuẩn đa kháng kháng sinh. Vi khuẩn Gr (-) hiếu khí: Pseudomonas, KlebsiellaESBL (+), Enterobacter, E.coli. Vi khuẩn Gr(+): S. aureus kháng Methicilin (MRSA), Coagulase negative Staphylococci. Siêu vi: RSV, Rotavirus, cum. Nấm: Candida albicans.
Hỏi: Được biết trong số các nhiễm khuẩn bệnh viện thì viêm phổi bệnh viện thường hay gặp, vậy viêm phổi bệnh viện là bệnh gì?
Trả lời:
Viêm phổi bệnh viện là viêm phổi xuất hiện sau 48 giờ nằm viện với tiêu chuẩn sau: X-quang phổi thấy có thâm nhiễm phổi mới. Kèm ít nhất 2 dấu hiệu đó là sốt ≥ 38,5o C hoặc hạ thân nhiệt < 38,5o C. Bạch cầu > 12.000/mm3 hoặc < 4000/mm3. Đờm có mủ.
Viêm phổi thở máy: viêm phổi bệnh viện ở những bệnh nhân có đặt nội khí quản và thở máy. Tùy thời điểm xuất hiện viêm phổi bệnh viện có 2 loại: Viêm phổi bệnh viện sớm xuất hiện trong vòng 4 ngày đầu của nhập viện. Tác nhân viêm phổi bệnh viện sớm: thường do các vi khuẩn còn nhạy kháng sinh (Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Staphyloccocus aerus nhạy Methicillin).Viêm phổi bệnh viện muộn xuất hiện trễ từ ngày thứ 5 sau nhập viện. Tác nhân viêm phổi bệnh viện muộn thường do các vi khuẩn đề kháng kháng sinh hoặc đa kháng (Vi khuẩn Gram âm chiếm đa số các trường hợp như Klesiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa Acinetobacter species, Staphyloccocus aerus kháng Methicillin, tỉ lệ vào khoảng 25%).
Hỏi: Các xét nghiệm nào cần làm trong viêm phổi bệnh viện?
Trả lời:
Các xét nghiệm cần làm đó là công thức máu. X-quang phổi. Hút đờm qua khí quản hoặc nội khí quản: soi trực tiếp, cấy vi khuẩn, kháng sinh đồ. Cấy định lượng dương tính khi: Mẫu đờm qua nội khí quản ≥ 106 khóm vi khuẩn. Mẫu dịch rửa phế quản khi ≥ 104 khóm vi khuẩn. Cấy máu. Vấn đề này cũng được các giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur quan tâm.
Hỏi: Thưa Bác sĩ, Bác sĩ có thể cho biết nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong nhiễm khuẩn bệnh viện là gì ?
Trả lời:
Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong nhiễm khuẩn bệnh viện:
- Phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện hết sức quan trọng.
- Phát hiện và sử dụng kháng sinh sớm kịp thời, thích hợp.
- Xét nghiệm vi sinh trước kháng sinh.
- Chọn lựa kháng sinh ban đầu tùy loại nhiễm khuẩn bệnh viện và mức độ nặng.
- Kháng sinh về sau: sau 48-72 giờ căn cứ vào đáp ứng lâm sàng và kết quả vi sinh.
- Kháng sinh đủ liều, đủ ngày điều trị.
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra nhiễm khuẩn bệnh viện
Nguyên tắc điều trị bệnh viêm phổi bệnh viện có phức tạp không?
Hỏi: Vậy điều trị viêm phổi bệnh viện có phức tạp không và bệnh được điều trị như thế nào?
Trả lời:
Dùng kháng sinh: Thời gian điều trị kháng sinh trung bình 14 ngày. Chọn lựa kháng sinh tùy theo thời điểm xuất hiện viêm phổi và mức độ nặng của viêm phổi. Nếu viêm phổi sớm hoặc viêm phổi mức độ trung bình thì dùng Cephalosporin thế hệ 3 (Cefotaxim hoặc Ceftriaxon) hoặc Quinolon (Ciprofloxacin/Pefloxacin). Viêm phổi muộn hoặc viêm phổi mức độ nặng (viêm phổi có chỉ định đặt nội khí quản hoặc viêm phổi kèm sốc) hoặc nguy cơ nhiễm vi khuẩn đa kháng. Cephalosporin kháng Pseudomonas (Ceftazidim hoặc Cefepim) hoặc Carbapenem kháng Pseudomonas (Imipenem hoặc Meropenem). Carbapenem được chọn lựa trong trường hợp ESBL dương tính hoặc Acinetobacter hoặc Betalactam ức chế Beta lactamase (Ticarcilin/clavilunat) hoặc Cephalosprin thế hệ 3 ức chế Beta lactamase (CefoperazonSulbactam). Phối hợp với Aminogluycosid hoặc Quinolon (Ciprofloxacin/Pefloxacin). Thêm Vancomycin nếu nghi tụ cầu.
Tin y tế cũng đã lưu ý: Vi khuẩn Gram (-) đa kháng: xem xét truyền tĩnh mạch kháng sinh Carbapenem kéo dài từ 3 – 4 giờ để làm tăng thời gian kháng sinh trên nồng độ ức chế tối thiểu để tăng mức độ diệt khuẩn. Vi khuẩn Acinetobacter đa kháng, kháng tất cả kháng sinh: phối hợp thêm Colistin (Colistin độc thận). Sớm rút nội khí quản nếu có chỉ định. Thở không xâm nhập NCPAP.
Hỏi: Vậy chúng ta cần làm gì để phòng ngừa viêm phổi bệnh viện?
Trả lời:
Là giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tôi thiết nghĩ để phòng ngừa viêm phổi bệnh viện chúng ta cần lưu ý các vấn đề sau: Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm soát nhiễm khuẩn, rửa tay, tốt nhất sử dụng dụng cụ dùng 1 lần. Dụng cụ dùng lại phải được tiệt khuẩn đúng qui trình. Kỹ thuật vô khuẩn (hút đờm, khí dung). Nếu bệnh nhân thở máy thì cho nằm đầu cao. Thay dây máy thở mỗi 3-4 ngày. Đặt nội khí quản đường miệng. Chăm sóc răng miệng tốt.Vật lý trị liệu hô hấp. Rút nội khí quản sớm.
Hy vọng với những chia sẻ trên chúng ta thấy được mức độ nguy hiểm, cách điều trị cũng như biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng bệnh viện nhất là viêm phổi bệnh viện.
Nguồn ytevietnam.net.vn