Cảnh báo: Ngộ độc paracetamol có thể gây chết người?

Dù  sử dụng phổ biến để giảm đau, hạ sốt nhưng có trên 100 thuốc khác nhau có chứa hoạt chất paracetamol và nếu sử dụng quá liều có thể gây ngộ độc chết người.

Ngày 09/04/2018, 09:54:29   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 3299

 Để giúp độc giả tìm hiểu và biết rõ hơn về mức độ nguy hiểm của chứng ngộ độc  paracetamol nếu dùng quá liều chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Bác sĩ Chu Hòa Sơn, hiện đang là giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để trang bị giúp các bạn những thông tin cơ bản về loại thuốc cực kỳ thông dụng này.

Cảnh báo: Ngộ độc paracetamol có thể gây chết người?

Cảnh báo: Ngộ độc paracetamol có thể gây chết người?

Những biểu hiện điển hình của bệnh nhân bị ngộ độc paracetamol

Hỏi: Bác sĩ có thể cho biết bệnh nhân ngộ độc paracetamol sẽ có những biểu hiện nào?

Trả lời:

Trang y tế Việt Nam thông tin: Khi ngộ độc paracetamol nếu trong thời gian trước 24 giờ sẽ thấy tình trạng biếng ăn, nôn ói, đau bụng. Sau 24 – 72 giờ thì có biểu hiện nôn ói, tăng men gan. Từ 72 – 96 giờ sẽ bị hoại tử tế bào gan, vàng da, suy gan, bệnh não - gan, rối loạn đông máu, suy thận cấp, suy đa tạng. Từ ngày thứ 4 đến 2 tuần có suy gan tiến triển hoặc hồi phục.

Hỏi: Vậy khi đó chúng ta cần làm các xét nghiệm gì và chuẩn đoán xác định bệnh khi nào?

Trả lời:

Các xét nghiệm cần làm nếu bị chứng ngộ độc paracetamol:

  • Chức năng gan: AST, ALT tăng cao, tăng bilirubine. Thường tăng sau ngộ độc 24 – 36 giờ vì thế cần lặp lại xét nghiệm chức năng gan sau 24 giờ nhập viện. Chức năng đông máu: thời gian PT kéo dài. Chức năng thận. Đường huyết. Ion đồ. Tổng phân tích nước tiểu. Siêu âm gan. Đông máu toàn bộ.Amoniac máu.
  • Định lượng Paracetamol trong máu. Thời điểm chỉ định xét nghiệm định lượng Paracetamol trong máu là sau uống từ 4 – 24 giờ. Lấy máu trước 4 giờ không có ý nghĩa. Lấy máu sau 24 giờ có thể cho kết quả âm tính giả.
  • Chẩn đoán xác định khi bệnh nhân uống quá liều Paracetamol > 150 mg/kg kết hợp với lâm sàng có biếng ăn, nôn ói, đau bụng, vàng da, gan to. Kết quả xét nghiệm định lượng Paracetamol trong máu có nồng độ Paracetamol > 140 µg/mL sau giờ thứ 4 hoặc nồng độ Paracetamol trong khoảng nguy cơ độc.

Nguyên tắc điều trị chứng ngộ độc paracetamol đơn giản nhất

Nguyên tắc điều trị chứng ngộ độc paracetamol đơn giản nhất

Nguyên tắc điều trị chứng ngộ độc paracetamol đơn giản nhất

Hỏi: Vậy nguyên tắc điều trị khi ngộ độc paracetamol là gì và cần xử trí như thế nào?

Trả lời:

Nguyên tắc điều trị

Điều trị tình huống cấp cứu.

Nhanh chóng loại bỏ độc chất.

Chất đối kháng đặc hiệu.

Điều trị biến chứng

Điều trị tình huống cấp cứu:

  • Hồi sức hô hấp. Hồi sức sốc với bù dịch và thuốc vận mạch theo hướng dẫn CVP. Rửa dạ dày.
  • Than hoạt tính: Cần cho than hoạt càng sớm càng tốt ngay sau rửa dạ dày. Không cho than hoạt tính khi dùng thuốc đối kháng N-acetylcystein đường uống.
  • Chất đối kháng đặc hiệu là N-acetylcystein có tác dụng thay thế Gluthathion đang thiếu do ngộ độc. Cần cho N-acetylcystein sớm trước khi bệnh nhân có tổn thương gan. Chỉ định khi nồng độ Paracetamol máu cao ở mức gây ngộ độc hoặc > 140 µg/mL nếu không rõ giờ ngộ độc. Nếu không định lượng được Paracetamol máu: Liều Paracetamol > 150 mg/kg hoặc liều > 100 mg/kg kèm tiền căn bệnh lý gan. Uống lượng nhiều (không xác định được tổng liều). Có rối loạn chức năng gan trong vòng 24 giờ đầu sau ngộ độc.
  • Liều lượng của N-acetylcystein uống là: Liều đầu 140 mg/kg pha với nước hoặc nước trái cây tỉ lệ ¼, uống. Sau đó 70 mg/kg mỗi 4 giờ cho đủ tổng liều là 17 liều. Nếu nôn ói trong 1 giờ sau khi uống, phải uống lặp lại hoặc đổi sang dạng tiêm tĩnh mạch trong trường hợp nôn ói nhiều.
  • N-acetylcystein tĩnh mạch: Chỉ định N-acetylcystein tĩnh mạch có thể gây sốc phản vệ vì thế chỉ dùng đường tĩnh mạch khi bệnh não gan. Bệnh nhân nôn ói nhiều. Ói sau uống N-acetylcystein. Liều đầu 150 mg/kg pha trong 10 ml/kg Dextrose 5%, bơm tiêm trong 1 giờ. 4 giờ sau liều đầu 50 mg/kg pha trong Dextrose 5% (12,5 mg/kg/giờ) truyền chậm trong 4 giờ. Sau đó 100 mg/kg pha trong Dextrose 5% (6,25 mg/kg/giờ) truyền chậm trong 16 giờ. Có thể truyền kéo dài thêm trong trường hợp nhập viện trễ > 10 giờ hoặc có tổn thương não nếu dùng loại thuốc tân dược này sai cách.
  • Chạy thận nhân tạo: mặc dù chạy thận nhân tạo có thể lấy được Paracetamol ra khỏi cơ thể tuy nhiên chạy thận nhân tạo thường không được chỉ định kể cả nồng độ Paracetamol cao vì hầu hết đáp ứng tốt với N-acetylcystein. Vì thế chạy thận nhân tạo được chỉ định trong suy thận cấp.

Điều trị biến chứng:

Các biến chứng có thể xảy ra đó là hạ đường huyết khi đó cần dùng Glucose ưu trương. Bên cạnh đó có thể gây rối loạn điện giải, suy gan cấp, nếu rối loạn đông máu dùng vitamin K1.

Là giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tôi khuyên các bạn mặc dù paracetamol là thuốc an toàn đang được sử dụng rộng rãi nhưng nếu quá liều có thể gây ngộ độc nhất là hoại tử tế bào gan do vậy nên hết sức cẩn trọng khi sử dụng thuốc này đặc biệt là đối với trẻ em. Hy vọng thông qua cuộc trò chuyện này các bạn đã trang bị được thêm cho mình những kiến thức bổ ích về vấn đề ngộ độc paracetamol. Chúc các bạn luôn vui khỏe !

Nguồn theo ytevietnam.net.vn