Vậy làm thế nào để lựa chọn phương pháp giảm cân phù hợp vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả thật sự cho người bị thừa can, béo phì, cuộc trò chuyện của PV chúng tôi với Bác sĩ Chu Hòa Sơn, Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về các nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị và cách phòng tránh tình trạng béo phì một cách khoa học và hiệu quả nhất.
- Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm - rối loạn cảm xúc lưỡng cực
- Cách điều trị viêm xoang trán cho bệnh nhân
- Phòng ngừa hiệu quả bệnh đục thủy tinh thể ở người cao tuổi
Chuyên gia lý giải nguyên nhân béo phì là một bệnh lý rất nguy hiểm
Chuyên gia lý giải béo phì có phải là một bệnh không?
Hỏi: Thưa Bác sĩ, béo phì có phải là bệnh hay không?
Trả lời:
Béo phì là tình trạng rối loạn phức tạp liên quan đến vấn đề có quá nhiều chất béo trong cơ thể. Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng của bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, làm tăng nguy cơ bệnh tật và vấn đề sức khỏe như bệnh tim, tiểu đường, sỏi mật, huyết áp cao, xương khớp, ung thư…
Béo phì và thừa cân là hai tình trạng khác nhau. Thừa cân là tình trạng cân nặng tăng quá nhiều so với chiều cao không chỉ do dư thừa chất béo mà còn có thể do nhiều cơ bắp hoặc nước trong cơ thể. Cả hai tình trạng trên đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có mức độ nguy hiểm đến cơ thể như bệnh chuyên khoa.
Hỏi: Có những nguyên nhân nào gây ra bệnh béo phì?
Trả lời:
Nguyên nhân chính gây bệnh béo phì là do cơ thể hấp thu quá nhiều calo. Các yêu tố nguy cơ gây bệnh có thể là do Gen, cha mẹ di truyền gen mang khuynh hướng tăng cân cho con, hay liên quan tâm lí (có thể ăn khi bị căng thẳng), hoặc do văn hóa xã hội (người ta được khuyến khích ăn nhiều).
Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị béo phì nếu không có một chế độ ăn uống và tập thể dục phù hợp. Với những người làm việc hành chính, văn phòng có nguy cơ mắc bệnh khá cao. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Hỏi: Có những dấu hiệu nào để nhận biết được béo phì hay không?
Trả lời:
Người có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn 25 là thừa cân, ở mức 30 hoặc cao hơn là béo phì và ở mức 40 hoặc cao hơn là béo phì nghiêm trọng. Đối với hầu hết mọi người, BMI giúp ước tính lượng chất béo hợp lý trong cơ thể. Tuy nhiên, chỉ số BMI không trực tiếp đo lượng chất béo trong cơ thể. Ví dụ như ở một số người, cụ thể là vận động viên thể hình có thể có chỉ số BMI ở mức béo phì do cơ bắp của họ phát triển quá nhiều nên chiếm khối lượng lớn mặc dù họ không có chất béo dư thừa trong cơ thể. Cho nên nếu chỉ dựa vào chỉ số BMI sẽ không phản ánh chính xác tình trạng béo phì của bạn. Hãy hỏi bác sĩ của bạn nếu bạn có thắc mắc về chỉ số BMI của mình.
Béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng khác như cao huyết áp, tiểu đường và tim mạch, làm tăng viêm khớp, khó thở khi gắng sức, thậm chí là ngưng thở khi ngủ và mệt mỏi.
Một số biện pháp điều trị bệnh béo phì hiệu quả
Một số biện pháp điều trị bệnh béo phì hiệu quả
Hỏi: Có những biện pháp nào dùng để điều trị béo phì?
Trả lời:
• Điều chỉnh chế độ ăn uống
Điều chỉnh chế độ ăn uống là phương pháp đầu tiên mà người béo phì sẽ nghĩ đến và áp dụng. Đó là cách giảm calo, giảm mỡ và tăng cường thức ăn có khả năng giảm sinh năng lượng cho cơ thể. Năng lượng đưa vào thấp hơn nhu cầu sinh lý thì năng lượng thêm vào để tiêu dùng là năng lượng từ mô dự trữ. Khi không có thức ăn vào, năng lượng được rút ra từ mô dự trữ là 1500 – 3000 kcal. Với cách tính này thì trọng lượng cơ thể sẽ giảm 1kg mỗi 5 ngày. Nếu giảm 0.5 – 1 kg/tuần là thích hợp. Thông tin này cũng được sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur hết sức quan tâm.
Tuy nhiên, lượng calo dung nạp và cần giảm mỗi ngày ở mỗi bệnh nhân là không giống nhau. Cần dựa vào cân nặng, tuổi, tình hình sức khỏe bệnh nhân. Và cần hiểu rằng, tiết thực không phải là nhịn đói hoàn toàn bởi nhịn đói rất nguy hiểm.
• Hoạt động thể lực và tập luyện thể dục thể thao
Tập thể dục giúp tăng cường tiêu thụ năng lượng. Nên gia tăng hoạt động thể lục từ từ như tập thể dục 10-30 phút/ngày cho đến khi đạt 300 phút/tuần.
Các bài tập vận động có thể áp dụng như đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội …
Những trường hợp quá béo, cơ thể quá nặng nề thì không nên tập thể dục vì dễ bị đau khớp, làm bệnh tim mạch thêm nặng. Tốt hết cần có bác sỹ tư vấn về chế độ tập luyện riêng.
• Điều trị bằng thuốc
Áp dụng khi các phương pháp thay đổi chế độ dinh dưỡng và vận động không có hiệu quả đặc biệt người có tiền sử gia đình bị đái tháo đường hoặc bệnh tim mạch.
Điều trị bằng thuốc được chỉ định bởi bác sỹ có kinh nghiệm trong việc sử dụng thuốc và hiểu rõ nguy cơ của các tác dụng phụ.
• Điều trị bằng phẫu thuật
Bệnh nhân và người gia đình cần ổn định về tâm lý và có thể tuân theo sự thay đổi lối sống. Bệnh nhân cần được các bác sỹ có kinh nghiệm và đội ngũ đa khoa chuyên nghiệp để đánh giá lợi ích và những nguy cơ của phẫu thuật.
Phẫu thuật không được áp dụng cho trẻ em trước tuổi vị thành niên, người đang mang thai hoặc cho con bú, những người có dự định mang thai sau 2 năm phẫu thuật, bệnh nhân không tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt, bệnh nhân bị rối loạn ăn uống mà chưa được giải quyết, rối loạn tâm thần chưa được điều trị
Hỏi: Bệnh béo phì có thể phòng tránh được hay không?
Trả lời:
• Tập thể dục , vận động cơ bắp để làm giảm , tiêu hao năng lượng dư thừa .
• Ăn nhiều chất xơ , rau , củ quả , hạn chế các loại tinh bột , chất béo
• Ăn uống khoa học và làm việc khoa học .
Tóm lại, thừa cân, béo phì có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Cần theo dõi cân nặng thường xuyên để điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động hợp lý.
Nguồn ytevietnam.net.vn