Điều trị bệnh tiểu đường bằng các phương pháp tự nhiên đang được rất nhiều người ưa chuộng đặc biệt là những món ăn bài thuốc thường đem lại hiểu quả điều trị bệnh khá cao.
-
Rau má có thực sự an toàn và không gây tác dụng phụ trong quá trình sử dụng?
-
Công dụng diệu kỳ của vừng đen đối với sức khỏe mà ai cũng nên biết
-
Tác dụng của cây thuốc diếp cá trong điều trị bệnh trĩ như thế nào?
Chữa bệnh tiểu đường bằng củ chuối nấu ốc bươu
Một số món ăn bài thuốc trị bệnh tiểu đường điển hình
Củ chuối nấu cùng ốc bươu
Ốc bung củ chuối là món ăn bài thuốc quý trị đái tháo đường dân gian hiệu quả. Theo Y học cổ truyền, thịt ốc bươu có tính hàn, vị nhạt, có tác dụng bổ dưỡng, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường. Mùi vị món ăn này rất ngon, có đủ cả vị chua, vị chát làm giảm cảm giác khát nước, đói bụng, thèm ăn của người mắc bệnh đái tháo đường.
Nguyên liệu: ốc bươu, thịt lợn, đậu phụ rán, củ chuối hột non thái nhỏ, nước nghệ tươi, khế, me, mắm tôm, gia vị…
Cách làm: Ngâm ốc bươu trong nước vo gạo, rửa sạch, bỏ ruột. Thịt lợn thái mỏng, ướp với mẻ và nước nghệ, đổ ốc vào ướp cùng. Củ chuối thái mỏng, ngâm nước cho ra hết nhựa rồi cho vào nồi ninh nhừ , ăn thử thấy chín nhừ là được. Sau cùng cho tất cả nguyên liệu vào, thêm gia vị vừa đủ, sau đó đun thêm khoảng 30 phút bắc ra. Ăn khi còn nóng sẽ tốt hơn.
Chú ý: những người bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, người có vết loét trên da chưa lành… thì nên kiêng hoặc hạn chế ăn ốc.
Canh bí đao, đậu đỏ
Nguyên liệu: 100g đậu đỏ và 1 quả bí đao.
Cách làm: Cho đậu đỏ vào cùng nước nấu tái, sau mới cho bí đao vào nấu nhừ, uống nước và ăn cả cái, ngày ăn 3 lần, dùng thường xuyên. Tác dụng của món ăn bài thuốc này là lợi tiểu, giải độc nên thích hợp trong chứng đái tháo đường
Cháo ý dĩ củ mài
Nguyên liệu: Bột hoài sơn 60 g, ý dĩ 30 g.
Cách làm: Cho 3 vị này vào nồi, đổ nước hầm nhừ thành cháo loãng. Chia ra làm 3 buổi, ăn khi cháo đang còn nóng trong ngày. Công dụng của món ăn này là bổ thận, hỗ trợ bệnh đái tháo đường.
Nấm xào với thịt nạc
Nguyên liệu: Nấm tươi 200 g, thịt lợn 500 g, dầu mè đen 25 g, rượu gạo một chút, muối vừa đủ.
Cách làm: Rửa sạch nấm, cho vào xào chung với dầu mè, thêm gia vị vừa đủ. Dùng làm thức ăn trong các bữa cơm. Công dụng của món này là dưỡng khí, bổ huyết, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Thích hợp cho người bị bệnh đái tháo đường một trong những căn bệnh mãn tính phổ biến nhất hiện nay.
Canh mướp đắng nhồi thịt
Mướp đắng từ xưa đã được biết đến là một loại quả có có khả năng chữa nhiều bệnh, đặc biệt là khả năng hạ đường huyết vì nó có hoạt chất charantin, glycosid steroid tác động đến lượng đường glucose hoặc lượng hormone insulin.
Nguyên liệu: Mướp đắng, thịt nạc vai xay, mộc nhĩ thái nhỏ, hành, mùi tàu rửa sạch.
Cách làm: Mướp đắng rửa sạch, cắt thành khúc. Thịt nạc xay nhuyễn trộn đều với mộc nhĩ thái nhỏ, thêm một chút gia vị cho vừa vặn rồi nhồi vào từng khúc mướp đắng vừa cắt. Đun nước sôi, cho từng khúc mướp đắng đã nhồi thịt vào nồi. Đun khoảng 10 phút cho chín rồi cho hành vào, mùi tàu vào, sôi lại thì tắt bếp.
Mướp đắng nhồi thịt chữa bệnh tiểu đường
Nấm xào thịt nạc
Nguyên liệu: Nấm tươi 200 g, thịt lợn nạc 70 g, dầu mè 20 g, rượu gạo vừa đủ.
Cách làm: Nấm rửa sạch, thịt lợn nạc xắt lát, cho vào sào chung với dầu mè, thêm gia vị vừa đủ, đun tới khi chín thì bắc ra là ăn được, món ăn bài thuốc này có tác dụng bổ khí, bổ huyết, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Thích hợp với người bệnh đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, khí huyết hư.
Cháo sâm, thiên môn đông
Nguyên liệu: Nhân sâm 10 g, thiên môn đông 40 g, gạo lứt 200 g.
Cách làm: Cho gạo lứt vào nồi đổ nước vào nấu thành cháo. Khi cháo gần chín nhừ thì cho nhân sâm cùng thiên môn đông đã vào, tiếp tục nấu nhừ thành cháo. Chia ra ăn 2 lần vào sáng và chiều. Cần phải ăn liền trong 8 – 10 ngày. Công hiệu của món này là dưỡng tâm nên thích hợp với chứng đái tháo đường bị kèm theo bệnh mạch vành tim.
Cháo hà thủ ô
Nguyên liệu: Hà thủ ô 60 g, khoai mài 40 g, táo đỏ 5 quả, gạo tẻ thơm 200 g.
Cách làm: Đun hà thủ ô và sơn dược, gạn lấy nước cho gạo và táo đỏ vào nấu nhừ thành cháo, chia ra ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều. Công hiệu của món này là tư bổ can, thận, ích khí, dưỡng âm. Thích hợp cho người mắc chứng đái tháo đường kèm theo bệnh vành tim và can, thận đều hư.
Cháo đào nhân
Nguyên liệu: Đào nhân 10 đến 15 g, gạo dẻo 100 g.
Cách làm: Giã nát đào nhân ép lấy nước, bỏ bã, cho vào nồi đổ cùng gạo, nước vừa đủ, nấu nhỏ lửa đến nhừ thành cháo là được. Chia ra ăn vào buổi sáng và chiều. Cần ăn vài ngày liền. Món ăn này có tác dụng hoạt huyết,
Những bài thuốc trị bệnh tiểu đường bằng phương pháp tự nhiên trên đây rất an toàn mà lại hiệu quả, hơn nữa lại ít tốn kém hơn so với điều trị bằng tây y rất nhiều. Hi vọng bài viết này mang lại những thông tin bổ ích giúp bảo vệ sức khỏe cho bạn và người thân.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn