Những biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh chân tay miệng đang có xu hướng phát triển thành dịch ở trẻ, vì thế cha mẹ cần có biện pháp phòng tránh kịp thời để bệnh không có điều kiện phát triển.

Ngày 12/09/2017, 02:31:25   Tác giả :     Lượt xem: 1171

Chuyên gia y tế khuyến cáo, vệ sinh sạch sẽ là cách phòng chống bệnh tay chân miệng tốt và hiệu quả nhất. Đặc biệt cần chú ý đến tay, chân, phải thường xuyên rửa sạch bằng xà phòng sạch khuẩn nhiều lần trong ngày.

Bệnh chân tay miệng có nguy cơ thành dịch

Bệnh chân tay miệng có nguy cơ thành dịch

Bệnh chân tay miệng là bệnh gì?

Theo như tin tức y tế Việt Nam đưa tin, bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Biểu hiện chính của bệnh  là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Đối tượng dễ mắc phải bệnh tay chân miệng thường là trẻ nhỏ có độ tuổi từ 3- 12 tuổi.

Nguyên nhân và biểu hiện chính của bệnh chân tay miệng

Bệnh tay chân miệng là bệnh chuyên khoa,bệnh chủ yếu do 2 loại virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây nên. Virus này chúng lây lan chủ yếu và nhanh nhất qua đường miệng, qua các chất tiết mũi, phân hay bọt nước. Vì thế khi trẻ có hệ miễn dịch yếu thường dễ bị virus xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết, từ đó sẽ phát triển rất nhanh, gây ra các tổn thương ở da và niêm mạch, cụ thể là các đốm đỏ, mụn nước trên da trẻ.

Khi trẻ bị bệnh chân tay miệng, trẻ thường có biểu hiện sốt nhẹ ở những ngày đầu tiên, kèm theo đau họng, đau miệng, chảy nước miếng, biếng ăn hơn, quấy khóc, người trẻ mệt mỏi. Lúc này trong miệng trẻ sẽ có những vết loét đỏ như vết lở miệng, xuất hiện nhiều ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi. Sau hai ngày có dấu hiệu sốt, cơ thể bé bắt đầu phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối hoặc mông. Để không tạo cơ hội cho những loại virut xâm nhập vào cơ thể trẻ và phát bệnh cha mẹ cần có những biện pháp phòng tránh bệnh chân tay miệng kịp thời và hợp lý tốt nhất cho con.

Cha mẹ cần chú ý thường xuyên vệ sinh những vật dụng mà trẻ hay dùng

Cha mẹ cần chú ý thường xuyên vệ sinh những vật dụng mà trẻ hay dùng

Biện pháp phòng tránh bệnh chân tay miệng ở trẻ

Để tích cực phòng chống, giảm thiểu sự ảnh hưởng của bệnh tay chân miệng đến sức khỏe của trẻ, người thân, cha mẹ cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh để đảm bảo tốt nhất sự xuất hiện của bệnh.

  • Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dành riêng cho trẻ trước và sau khi ăn, đặc biệt khi chế biến thức ăn cho con tay của cha, mẹ và các dụng cụ nấu ăn cần được đảm bảo và làm sạch một cách tuyệt đối. Quần áo của con phải được giặt khô và làm sạch thường xuyên.
  • Vệ sinh ăn uống: Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, để cơ thể trẻ tăng và có sức đề kháng nhất định. Những vật dụng đồ ăn của trẻ tốt nhất lên luộc qua nước sôi trước khi dùng, khi dùng xong cần vệ sinh, lau khô thật sạch để vào chỗ thoáng.
  • Đồ chơi: Thông thường những chỗ tập thể dễ là nơi trẻ bị mắc bệnh chân tay miệng nhất, đặc biệt là nhà trẻ, trường học, chính vì thế đồ chơi, dụng cụ học tập của trẻ cần được vệ sinh thường xuyên, mặt sàn lên được sát khuẩn và sử dụng đồ lau chuyên dụng.
  • Cách ly trẻ: Không cho trẻ đến gần những trẻ đang bị mắc bệnh, vì rất dễ lây, khhi ra đường cần bảo vệ kín cho trẻ bằng cách khẩu trang, kính mắt, đội mũ.
  • Môi trường sống phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế rác thải, côn trùng làm tổ đây là nơi dễ phát sinh ổ bệnh nhất.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ thường lây lan rất nhanh chính vì thế cha mẹ cần có chế độ chăm sóc khi trẻ bị bệnh chân tay miệng hợp lý để bệnh không lây lan cũng như rút ngắn thời gian điều trị ở con.

Nguyễn An - ytevietnam.net.vn