Nhận biết những triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Các bậc cha mẹ cần nhận biết những triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ để điều trị và ngăn ngừa bệnh phát triển thành dịch, tránh được nguy cơ tử vong cao.

Ngày 09/09/2017, 07:16:32   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 2743

Bệnh tay chân miệng được coi là một trong những bệnh dịch nguy hiểm đối với trẻ em với nguy cơ tử vong cao, phát triển thành dịch nhanh chóng nếu không có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Những triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Trẻ em có dấu hiệu bệnh tay chân miệng xuất biểu hiện rõ rệt sau khi nhiễm bệnh từ 3-6 ngày, trẻ mệt mỏi, sốt nhẹ từ 38-38,5, bé đau họng, sổ mũi trong vài ngày. Điều này vô tình khiến cha mẹ chủ quan nghĩ bé bị cúm thông thường nên các bậc phụ huynh không nên lơ là khi trẻ em bị ốm.  

Sau vài ngày bện sẽ chuyển sang giai đoạn tái phá với sự xuất hiện các nốt mụn nước ở mặt trong của lợi, má, lưỡi, niêm mạc miệng bị tổn thương; các mụn nước này với kích thước nhỏ từ 2-3 mm ở bên trong niêm mạc viêm đỏ và bị vỡ dập rất nhanh tạo nên các vết loét tổn thương, đau rát khó chịu khiến trẻ bỏ ăn uống.

Những triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em rất rõ rệt

Những triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em rất rõ rệt

Tiếp theo đó các nốt mụn nước sẽ xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, thậm chí ở cả mông, các mụn nước, bọng nước này không gây đau rát chúng có thể tồn tại từ 7-10 ngày rồi xẹp xuống và mất đi. Tuy nhiên bệnh nhân cần được cách ly  với mọi người để tránh lây nhiễm bởi bệnh có thể lây truyền cho người khác thông qua đường hô hấp. Không những vậy virus bệnh cũng được đào thải qua phân trong vòng vài tuần sau nên cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ môi trường sống.

Bệnh nhân có khả năng tự miễn dịch với chủng virus gây bệnh sau khi khỏi bệnh tuy nhiên vẫn có thể mắc loại nhiều lần nếu lần sau bị nhiễm chủng virus khác với lần trước.

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ

Nguyên nhân trẻ bị bệnh tay chân miệng do virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71) gây ra, chủng virus này có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng, qua các chất tiết ra từ mũi, miệng, phân hoặc nước bọt của trẻ em bệnh sang trẻ em lành. Khi bị nhiễm bệnh  virus sẽ nhanh chóng xâm nhập vào niêm mạc miệng, ruột vào hệ thống hạch bạch huyệt phát triển rất nhanh và làm cho các niêm mạc, da bị tổn thương.

Trong vòng 6 giờ đầu sau khi xuất hiện các biểu hiện của bệnh cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện sớm để tránh các biến chứng viêm màng não.

Những biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Trẻ dưới 5 tuổi thường dễ bị bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh xảy ra quanh năm nên bố mẹ cần chủ động phòng ngừa bệnh tốt nhất cho trẻ.

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ rất rõ rệt:

Trẻ khó ngủ, giật mình, run chi bất thường, quấy khóc vì đau đớn do tổn thương niêm mạc. Sang thương da, niêm chủ yếu nằm ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối mông. Ở bên trong miệng trẻ xuất hiện các vết loét đỏ do bọng nước vỡ da rất đau đớn.

Sang thương ở da, thường là các bóng nước, có đường kính từ 2 – 10 mm với các hình dạng bầu dục, tròn,  nổi cộm hoặc phát ban dưới da tuy không đau nhưng để lại vết thâm trên da.

Điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ như thế nào?

Trẻ bị bệnh tay chân miệng cần nhanh chóng đưa đến khám điều trị ở các cơ sở y tế, bẹnh viện da liễu, truyền nhiễm. Không tự ý mua thuốc điều trị để tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng cần được điều trị nhanh chóng

Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng cần được điều trị nhanh chóng

Hiện tại chưa có thuốc đặc trị tiêu diệt virus gây bệnh nên phương pháp điều trị chr yếu là chăm sóc bệnh nhân. Có thể cho trẻ sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, bù nước khi bị sốt cao, bệnh nhân sử dụng thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu, đủ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe, vệ sinh miệng cho bé bằng dung dịch sát khuẩn.

Với các tổn thương ngoài da nên bôi dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm, biến chứng nặng như viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi… Với trẻ em bị bệnh nhẹ có thể cho điều trị tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Mặc dù đây không phải là bệnh mãn tính nhưng cha mẹ cần chú ý chăm sóc giữ gìn vệ sinh và phòng ngừa cho bé để tránh bệnh tái phát trở lại khi có dịch nặng.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn