Nhận biết và chăm sóc khi trẻ bị bệnh tay chân miệng

Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng nếu không kịp thời phát hiện và điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm chỉ trong khoảng vài giờ.

Ngày 10/09/2017, 06:55:47   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 1861

Nhận biết các dấu hiệu khi trẻ bị bệnh tay chân miệng sẽ giúp giảm nguy cơ tử vong cao ở trẻ nhỏ đồng thời ngăn ngừa bệnh phát triển thành dịch cả cộng đồng.

Dấu hiệu nhân biết khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng cần được phát hiện và điều trị sớm, bởi vậy cha mẹ không nên bỏ qua những triệu chứng, dấu hiệu khi trẻ bị bệnh tay chân miệng như sau:

Trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao chính là biểu hiện bệnh nặng.

Trẻ bị tổn thương ở da: Tổn thương ở bên trong niêm mạc lưỡi, môi, má do các mụn nước bị vỡ loét khiến trẻ đau đớn, không muốn ăn. Thậm chí các nốt mụn xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân…

Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng bố mẹ không nên chủ quan

Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng bố mẹ không nên chủ quan

Trẻ bị bệnh nhẹ có thể điều trị tại nhà nhưng cần có sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ tránh nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn ở trẻ nhỏ.

Triệu chứng của bệnh tay chân miệng nặng cần nhập viện nhanh chóng:

Trẻ sốt cao liên tục không suy giảm, ngủ nhiều, mệt mỏi, không vui chơi hoạt bát như ngày thường, trẻ giật mình, vã mồ hôi lạnh toàn thân, ở tay, chân.

Trẻ có dấu hiệu thở nhanh, thở bất thường, thở nông, ngưng thở, ngực rút lõm, khò khè. Đây là dấu hiệu trẻ bị suy tim, rối loạn huyết động, trẻ bị  run chân tay đi đứng không vững, rối loạn ý thức, tiểu ít. Trẻ nhỏ thường diễn tiến biến chứng nhanh hơn người lớn nên cần được đưa đến bệnh viện gấp để điều trị.

Cách chăm sóc khi trẻ bị bệnh tay chân miệng

Cho trể sử dụng thức ăn mềm mịn mát lạnh dễ tiêu để bé dễ dàng trong quá trình ăn uống bởi vì tổn thương niêm mạc sẽ khiến bé đau đớn không dám ăn, bỏ ăn. Nên ưu tiên cho bé các thực phẩm như: cháo, súp, bột dinh dưỡng, sữa, phô mai… nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ cho bé để tránh hạ đường huyết, không ép trẻ ăn gây tâm lý sợ hãi.

Bên cạnh đó cha mẹ tăng cường bổ sung vitamin C cho bé mau lành các tổn thương như nước cam, chanh, rau xanh… Với những bé còn đang bú nên cho bé bú nhiều lần hơn.

Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng cần được vệ sinh sạch sẽ, tắm cho bé bằng xà phòng với nước sạch để loại bỏ vi khuẩn có hại. Quần áo tã lót của trẻ neenduojcd ngâm dung dịch sát khuẩn như: Cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi trước khi giặt, các vật dụng cá nhân cũng cần được sát trùng, sử dụng riêng cho trẻ để tránh lây lan cho các thành viên khác.

Bên cạnh đó cha mẹ nên tránh 3 sai lầm sau: không kiêng tắm, kiêng gió, ủ trẻ quá kĩ, châm chích cho mụn nước vỡ ra khiến tình trạng bệnh của trẻ trầm trọng hơn. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ bị bội nhiễm có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Cách ly cho trẻ bị tay chân miệng như thế nào?

Với những trẻ em đã xác định bị mắc bệnh tay chân miệng cần được hoàn toàn cách ly với các bạn khác như nghỉ học từ 7-10 ngày để ngăn chăn sự lây lan. Trong gia đình có trẻ nhỏ không nên cho trẻ bị bệnh tiếp xúc với các thành viên khác, giám sát các hoạt động của trẻ diễn ra bình thường.

Nhận biết các dấu hiệu khi trẻ bị bệnh tay chân miệng để chữa trị kịp thời

Nhận biết các dấu hiệu khi trẻ bị bệnh tay chân miệng để chữa trị kịp thời

Đối với người lớn khi chăm sóc tiếp xúc với trẻ bị bệnh tay chân miệng nên đeo khẩu trang y tế, vệ sinh tay chân sạch sẽ với xà phòng sau khi tiếp xúc với trẻ. Phòng của trẻ cần được vệ sinh thông thoáng, đầy đủ các dưỡng khí, luôn khử trùng sạch sẽ đảm bảo nơi sinh hoạt an toàn cho trẻ.

Tay chân miệng là bệnh chuyên khoa nên bố mẹ không tự ý cho trẻ uống thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ và tuân thủ các quy tắc vệ sinh an toàn, phòng ngừa, điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn