Bệnh tay chân miệng do nhiễm virus cấp tính có thể lây lan nhanh theo con đường tiêu hóa đường hô hấp… có thể bùng phát thành dịch rất nhanh khi không có biện pháp đề phòng.
- Nhận biết những triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ
- Những thực phẩm tốt cho người bị bệnh thủy đậu
- Biện pháp điều trị đau vai gáy hiệu quả tại nhà
Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng
Chủng virus EV71, coxsackie A16 chính là nguyên nhân gây bệnh chân tay miệng, hiện nay chưa có vắc xin ngừa bệnh nên con người cần nâng cao ý thức vệ sinh, phòng bệnh cho mình. Bởi khi phát triển thành dịch sẽ khiến nguy cơ tử vong ở trẻ rất cao. Bệnh dễ lây lan từ người sang người thông qua đường hô hấp, đường tiêu hóa, khi tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bệnh, dịch nhầy ở miệng, nốt phỏng …
Người lớn có bị tay chân miệng không là câu hỏi thắc mắc của nhiều người
Người lớn có bị tay chân miệng không?
Bệnh tay chân miệng ít khi gặp ở người lớn nhưng vẫn có thể xảy ra khi phòng bệnh vệ sinh không đúng cách, sức đề kháng yếu, bị lây lan trực tiếp khi chăm sóc con cái bị chân tay miệng.
Các triệu chứng khi người lớn bị bệnh tay chân miệng
Bệnh xảy ra chủ yếu do lan truyền chủng virus gây hại cho cơ thể con người. Triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở người lớn thường có những biểu hiện như sau:
Thời gian ủ bệnh từ 3-6 ngày, bệnh nhân bị sốt nhẹ từ 38 -38,5 độ, đau họng, buồn nôn, chán ăn. Sau đó vài 3 ngày sẽ xuất hiện các triệu chứng đầu tiên là các mụn nước nhỏ. Mụn nước thường xuất hiện ở bên trong niêm mạc miệng, bàn tay, bàn chân, đùi, mông. Các mụn nước có kích thước nhỏ từ 1-2mm nhỏ như hạt đậu.
Bệnh lây truyền qua những con đường nào?
Bệnh tay chân miệng dễ dàng lây truyền qua các con đường như đường tiêu hóa, đường hô hấp, nước bọt, dịch mũi, phân của người bệnh. Bởi vậy người bị bệnh nên hạn chế tiếp xúc với những người không mắc bệnh giữ gìn vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
Bệnh tay chân miệng ở người lớn có biến chứng gì?
Bệnh tay chân miện ở người lớn cũng có những triệu chứng biểu hiện cho trẻ nhỏ tuy nhiên nếu không phát hiện sớm, bệnh nặng vẫn để lại những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm não, viêm phổi, viêm cơ tim, thậm chí có thể gây di chứng về não, tử vong. Bởi vậy dù bệnh ít gặp ở người lớn, không nặng như trẻ em nhưng không được chủ quan mà cần có các biện pháp điều trị phòng ngừa bệnh tốt nhất vì bệnh xảy ra quanh năm.
Phương pháp điều trị cho người lớn bị tay chân miệng
Người lớn bị tay chân miệng thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh thủy đậu bởi các triệu chứng, biểu hiện như nhau. Nếu mức độ bệnh ở dạng nhẹ bệnh nhân không cần chăm sóc y tế, có thể sử dụng aspirin để điều trị cho người lớn tuy nhiên nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu thì không nên sử dụng. Bên cạnh đó bệnh nhân cũng cần lưu ý bởi khi sử dụng Acetaminophen sẽ có thể gây bệnh gan hoặc thận.
Người lớn bị tay chân miệng cần thận trọng
Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng ở người lớn
Mặc dù người lớn có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng ít hơn trẻ nhỏ nhưng vẫn cần có các biện pháp phòng tránh bệnh cho mình. Nên rửa tay vệ sinh sạch sẽ sau khi tiếp xúc với người bệnh, hạn chế tiếp xúc với người bệnh để tránh nguy cơ lây nhiễm cao. Không sử dụng chung đồ với bệnh nhân, đối với phụ nữ mang thai khi mắc bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Tay chân miệng là bệnh chuyên khoa cần có phương pháp điều trị đúng cách bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh gây ra các biến chứng nặng nề ảnh hưởng tới sức khỏe về lâu dài.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn