Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là một trong những bệnh nguy hiểm với biến chứng nhanh, tỉ lệ nguy cơ tử vong cao và nhanh chóng phát triển thành dịch.
- Người lớn có bị tay chân miệng không và có biến chứng gì?
- Nhận biết và chăm sóc khi trẻ bị bệnh tay chân miệng
- Nhận biết những triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ
Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em do siêu virus đường ruột thuộc chủng Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi, bởi vậy cha mẹ không nên chủ quan khi bé có các biểu hiện nhu đau họng, sốt nhẹ, niêm mạc bên trong khoang miệng bị lở loét dễ bị nhầm thành nhiệt miệng. Thời điểm dễ bùng phát dịch từ tháng 2 – tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 12 trong năm. Bệnh có thể dễ dàng lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp, tiêu hóa, phân, chất nhầy….
Những hiện tượng bệnh tay chân miệng ở trẻ em rất rõ rệt
Những hiện tượng ban đầu của bệnh tay chân miệng
Trẻ em bị bệnh tay chân miệng thường có thời gian ủ bệnh từ 3-6 ngày, với những hiện tượng ban đầu của bệnh tay chân miệng như sốt nhẹ từ 38 -38,5, mệt mỏi, sỗ mũi, diễn ra trong vài ngày. Hiện tượng thường dễ bị nhầm lẫn với cảm cúm ở trẻ em.
Sau vài ngày bệnh mới chuyển qua giai đoạn tái phát với sự xuất hiên các nốt mụn nước ở niêm mạc miệng. Đầu tiên các nốt mụn nước sẽ mọc ở bên trong lưỡi, môi, má với kích thước từ 2-3 mm trên nền niêm mạc đỏ. Rất nhanh chóng các nốt mụn bị lở loét vỡ dập rất nhanh khiến niêm mạc bị tổn thương gây đau đớn cho trẻ khó ăn uống hoặc bỏ ăn.
Ngoài ra các mụn nước bọng nước còn xuất hiện ở cả lòng bàn tay, bàn chân, mông, cơ thể. Mặc dù các bọng nước không gây đau rát nhưng khi bị vỡ sẽ dễ lây lan cho những người tiếp xúc mà không có đồ bảo vệ. Sau 7-10 ngày các nốt mụn bị xẹp xuống tự mất đi để lại các vết thâm trên da khi không được điều trị. Trong vòng 1 tuần đầu bệnh nhân sẽ lây bệnh cho người qua đường hô hấp, tiêu hóa, sau vài tuần vi rus vẫn được đào thải ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa.
Sau khi bị bệnh cơ thể sẽ tự miễn dịch với chủng vius gây bệnh nhưng tỉ lệ mắc bệnh lại vẫn có nếu lần sau bị nhiễm chủng virus khác với trước.
Cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Khi phát hiện những hiện tượng ban đầu của bệnh tay chân miệng ở trẻ em bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế, chuyên khoa da liễu gần nhất để bác sĩ có phương pháp điều trị sớm nhất. Hiện tại chưa có thuốc đặc trị virus gây bệnh tay chân miệng nên chủ yếu điều trị bằng phương pháp chăm sóc bệnh nhân.
Bệnh tay chân miệng cần được chữa trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm
Người bệnh có thể sử dung các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, truyền nước cho bệnh nhân. bệnh nhân cần được ăn thực phẩm có đầy đủ dinh dưỡng thức ăn dạng lỏng như cháo, súp, sũa… vệ sinh miệng bằng dung dịch sát khuẩn. Với các tổn thương bên ngoài cũng cần được bôi dung dịch sát khuẩn để tránh bị bội nhiễm, đồng thời tránh được các biến chứng như viêm não, viêm cơ tim, viêm phổi… bởi vậy người bệnh cần được nhập viện để có phương pháp điều trị tích cực.
Với những trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà dưới sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Đây là căn bệnh chuyên khoa nên cần được điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa tốt nhất và tránh được tỉ lệ biến chứng cao ở trẻ em.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn