- Tác dụng của thuốc Pharmaton như thế nào?
- Lạm dụng thuốc kháng sinh nguy hiểm như thế nào?
- Thuốc Atorvastatin có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Nhận biết bệnh suy giáp qua 5 biểu hiện thường gặp
Suy giáp là tình trạng tuyến giáp giảm sản xuất hormon dưới mức bình thường dẫn tới giảm nồng độ hormon giáp trong máu và hậu quả là rối loạn chuyển hoá, tổn thương ở hầu hết các mô. Những biểu hiện bệnh chuyên khoa này được gọi là triệu chứng giảm chuyển hoá. Tần suất chung của suy giáp là 1,5% - 2% nữ và 0,2% nam và tăng theo tuổi. Bạn đã biết gì về căn bệnh này? Nguyên nhân do đâu? Bệnh được điều trị như thế nào? Hãy cùng theo dõi cuộc trò chuyện của chúng tôi với bác sĩ Nguyễn Việt Phương - Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để có được những kiến thức cần thiết về căn bệnh này nhé:
Hỏi: Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể cho biết suy giáp được phân chia thành các loại nào?
Trả lời:
Suy giáp được chia thành 2 loại:
Suy giáp nguyên phát: (do bệnh tại tuyến giáp) chiếm >90% trường hợp suy giáp.
- Tự miễn: Viêm giáp mãn tính Hashimoto, viêm giáp thể teo.
- Thiếu iode ở nhiều vùng địa lý trên thế giới.
- Do điều trị: Sau điều trị cường giáp với thuốc kháng giáp tổng hợp, 131I hoặc phẫu thuật; các xạ trị ung thư vùng cổ.
- Do thuốc: Quá tải iode (amiodarone, thuốc cản quang), Lithium, Interferon.
- Bẩm sinh: Do đột biến, TG không có hoặc lạc chỗ, không tổng hợp hormone.
- Các bệnh hệ thống gây thâm nhiễm: amyloidosis, sarcoidosis, xơ cứng bì,…
Suy giáp thoáng qua do viêm giáp sau sinh và viêm giáp bán cấp (thường theo sau một giai đoạn cường giáp); do ngừng dùng thyroxine ở những người tuyến giáp bình thường; hoặc sau điều trị Basedow với 131I hoặc phẫu thuật cắt tuyến gần toàn phần.
Suy giáp thứ phát: Hiếm gặp, do thiếu TSH bởi các nguyên nhân ở não.
- Suy tuyến yên do các nguyên nhân phẫu thuật hoặc xạ trị, khối u hoặc chấn thương, hội chứng Sheehan, các bệnh hệ thống,…
- Rối loạn chức năng vùng dưới đồi.
Bệnh suy giáp được phân chia thành các loại nào
Hỏi: Một bệnh nhân mắc suy giáp có thể có những biểu hiện nào?
Trả lời:
Suy giáp nguyên phát (Bệnh phù niêm). Theo các tin tức y tế đăng tải thì bệnh nhân thường là phụ nữ ở lứa tuổi 50 hoặc hơn. Các triệu chứng xuất hiện từ từ, không rầm rộ, dễ lầm với các triệu chứng của mãn kinh nên thường được chẩn đoán muộn.
Triệu chứng giảm chuyển hoá
- Sợ lạnh, tay chân lạnh và khô, thân nhiệt giảm. Giảm tiết mồ hôi.
- Rối loạn điều tiết nước: uống ít, tiểu ít và bài tiết nước chậm sau khi uống.
- Tăng cân nhẹ nhưng không gây béo phì rõ rệt.
- Táo bón dai dẳng, có thể đi kèm với giảm nhu động ruột .
Hệ thần kinh:
- Mệt mỏi, buồn ngủ , trí nhớ giảm; trạng thái thờ ơ, trầm cảm hoặc vô cảm.
- Suy giảm các hoạt động thể lực, hoạt động trí óc, hoạt động tình dục.
Hệ tim mạch:
- Có đau vùng trước tim hoặc đau thắt ngực thực sự, khó thở khi gắng sức.
- Nhịp tim chậm < 60 /phút, huyết áp tâm thu thường thấp.
- Các tiếng tim mờ, chậm, đều hoặc không đều .
Hệ da niêm và cơ:
- Phù niêm cứng, không ấn lõm. Da thương khô và thô, bong vảy (chứng da cá).
- Mặt : tròn như mặt trăng, ít biểu lộ tình cảm. Trán nhiều nếp nhăn, trông “già trước tuổi”. Mi mắt phù, nhất là mi dưới, tăng dần và trông như mọng nước. Gò má hơi tím và nhiều dãn mao mạch. Môi dầy và tím tái.
- Niêm mạc lưỡi bị xâm nhiễm làm lưỡi to ra, nói khàn. Ngủ ngáy. ù tai, nghe kém,
- Tay chân: Bàn tay, bàn chân đầy; các ngón tay to và dày, khó gấp. Da tay, chân lạnh, đôi khi tím tái. Lòng bàn chân, bàn tay có màu vàng.
- Yếu cơ, teo cơ, chuột rút, đau cơ: thường gặp.
- Di cảm ở bàn tay và bàn chân do hội chứng ống cổ tay-cổ chân.
- Tóc khô, dễ rụng, phía ngoài chân mày thưa hoặc rụng hết (dấu hiệu “đuôi chân mày”), lông nách, lông mu rụng. Móng tay, móng chân có vạch, mủn, dễ gãy.
Hệ nội tiết :
- Rong kinh, kinh nguyệt ít hoặc mất kinh kèm chảy sữa hoặc chảy sữa đơn thuần
- Giảm hoặc mất ham muốn tình dục; rối loạn cương.
- Bướu giáp thường là không có; chỉ có trong một số nguyên nhân nêu trên
Suy giáp thứ phát:
Lâm sàng ít khi chỉ có biểu hiện đơn độc của suy giáp. Thường kèm theo các triệu chứng suy tuyến thượng thận, tuyến sinh dục. Các triệu chứng giảm chuyển hoá thể hiện ở những mức độ khác nhau. Thường không có tràn dịch màng tim. Không có phù niêm, trái lại da thường xanh tái, khô và mịn. Mất sắc tố da. Trong hội chứng Sheehan, hay gặp các triệu chứng: mất sữa sau khi sinh, vô kinh thứ phát, teo tuyến vú, hạ đường huyết, huyết áp thấp.
Mắc bệnh suy giáp nên ăn gì?
Hỏi: Thưa bác sĩ, vậy thì suy giáp sẽ tiến triển như thế nào và gây ra các biến chứng gì?
Trả lời:
Với kinh nghiệm của một giảng viên đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì theo tôi, nếu được điều trị kịp thời và đúng cách thì diễn tiến bệnh thường ổn định, nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng, muộn sẽ có các biến chứng
Hôn mê suy giáp: Biến chứng hiếm nhưng nặng, tử vong cao. Hôn mê tiến triển dần dần , xảy ra trên BN không được điều trị hoặc điều trị không đầy đủ; có các yếu tố thuận lợi như: nhiễm lạnh, bệnh đi kèm, nhiễm trùng, chấn thương và dùng các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương. Kèm theo các đặc điểm là:
- Co giật, mất phản xạ.
- Thân nhiệt giảm nặng, chỉ còn 24 - 32oC (lưu ý loại nhiệt kế).
- Thở chậm khò khè, rối loạn hô hấp. Truỵ tim mạch
- Giảm natri máu nặng.
- Hạ natri máu: thường gặp.
- Bệnh tim thiếu máu cục bộ có thể nặng hơn với điều trị thyroxine.
Hướng điều trị
Điều trị thay thế bằng L-Thyroxin lâu dài là trị liệu chủ yếu.
Ngoài T4 , còn dùng Liothyronine sodium (T3), tinh chất tuyến giáp.
Tránh các thuốc an thần. Sưởi ấm nếu có hạ thân nhiệt.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn