“Sống chung với mệt mỏi” là việc làm không dễ chịu với bà bầu vì vậy để giảm thiểu tốt đa tình trạng mệt mỏi mẹ bầu có thể áp dụng các phương pháp sau.
-
Điều dưỡng viên tư vấn dinh dưỡng cho bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì?
-
Vì sao phụ nữ mang thai không nên uống quá nhiều trà xanh trong ngày?
Sống chung với mệt mỏi không dễ chịu với bà bầu
Nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi trong thai kì
Khi mang thai cơ thể người mẹ có nhiều sự thay đổi, hình thành các hormone gây ra tình trạng mệt mỏi và uể oải cho thai phụ. Đồng thời, cơ thể người mẹ phải sản xuất nhiều máu hơn để nuôi dưỡng bào thai, đó là nguyên nhân làm cho tim và các cơ quan khác làm việc nhiều hơn. Các chuyên gia chương trình Sức khỏe bà bầu chia sẻ rằng: mang thai cơ thể người mẹ phải thích nghi với một “hoàn cảnh” mới, các cơ, xương và hệ tiêu hóa cũng thay đổi gây ra sự căng thăng cho hệ thần kinh, rối loạn tiêu hóa gây ra tình trạng mệt mỏi. Hơn thế nữa là sự thay đổi của cơ thể khi phải thích nghi với một “hoàn cảnh” mới. Tất cả sự thay đổi này gây ra sự căng thẳng, mệt mỏi cho mẹ bầu. Ngoài ra, khi cơ thể người mẹ thiếu sắt, không thể đưa lượng oxy vào máu cũng làm cho mẹ bầu và thai nhi mệt mỏi, khó thở.
Phương pháp giúp mẹ bầu tránh được sự mệt mỏi trong thai kì
“Sống chung với mệt mỏi” không dễ chịu, thậm chí chúng còn gây ra rất nhiêù phiền toái và tâm sinh lý. Do vậy, mẹ bầu có thể tham khảo các phương pháp dưới đây để thoát khỏi tình trạng này nhanh nhất.
Dành thời gian để nghỉ ngơi
Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi là phương pháp “đánh bay” mệt mỏi hiệu quả nhất cho mẹ bầu. Để đảm bảo cho sức khỏe mẹ và bé, thai phụ nên tranh thủ nghỉ ngơi để thư giãn đầu óc, giúp tinh thần thoải mái hơn. Đồng thời, mẹ nên tự động cắt giảm tối đa những công việc đang làm để dành nhiều thời gian hơn cho việc chăm sóc bản thân vì cơ thể mẹ bầu lúc này cần được nghỉ ngơi để nuôi dưỡng em bé một cách tốt nhất.
Mẹ bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để đảm bảo tinh thần và tâm lý ổn định
Chia sẻ lo lắng với những người xung quanh
Tâm lý khiến mẹ bầu mệt mỏi không chỉ do không có thời gian nghỉ ngơi mà tâm lý mẹ bầu còn bị ảnh hưởng bởi những lo lắng cho thai nhi, vì vậy, nếu có những suy tư hay lo lắng thì mẹ nên chia sẻ với gia đình, bác sĩ để bảo đảm về việc em bé đang khỏe mạnh. Khi các lo lắng, vướng mắc được tháo gỡ thì mẹ bầu sẽ không cảm thấy mệt mỏi.
Ăn uống lành mạnh
Khi gặp phải tình trạng mệt mỏi trong thai kì, mẹ bầu có thể rất dễ mắc các bệnh về tâm sinh lý như bệnh trầm cảm, thậm chí nhiều mẹ bầu còn trở nên “không bình thường”. Để phòng tránh căn bệnh này, ngoài việc nghỉ ngơi thì mẹ bầu nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh để nâng cao sức đề kháng, cải thiện tối ưu mệt mỏi cho mẹ bầu.
Mẹ lên bổ sung những dưỡng chất cần thiết như omega-3, vitamin và khoáng chất để có thể nâng tâm trạng mẹ bầu lên một mức ổn định hơn. Nhiều nghiên cứu cho rằng tryptophan axit amin thiết yếu có trong các loại thực phẩm có thể nâng cao quá trình vận động của melatonin và serotonin trong não, giúp mẹ bầu có giấc ngủ được dễ dàng hơn và sâu hơn.
Vì vậy, mẹ bầu nên xây dựng một chế độ ăn uống có đầy đủ rau, củ, quả và trái cây để nâng cao sức khỏe cho mẹ, đồng thời có thể bổ sung dinh dưỡng cho bé.
Xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ rau, củ quả để nâng cao sức đề kháng
Massage – giảm stress
Massage là một cách giảm thiểu mệt mỏi cho mẹ bầu, do vậy khi rảnh mẹ có thể tham gia các khóa tập yoga, massage để cơ thể được thư giãn và hệ tuần hoàn máu hoạt động tốt, tránh được tối đa chứng chuột rút, phù nề do sự chèn ép của bào thai.
Ngoài những phương pháp kể trên, mẹ bầu có thể tham gia các khóa học tiền sản và dành nhiều thời gian cho gia đình, bạn bè cũng là cách mẹ bầu giảm đi các áp lực, tránh xa được mệt mỏi.
Mệt mỏi ở bà bầu là hiện tượng nhiều thai phụ mắc phải, thông thường các chứng bệnh này mẹ đều có thể cải thiện được. Chính vì vậy, mẹ nên áp dụng để đảm bảo tốt nhất sức khỏe và tâm sinh lí trong suốt thai kì của mình.
Nguồn: ytevietnam.net.vn