-
500 phụ nữ được khám miễn phí vô sinh, hiếm muộn, phụ khoa ở Hà Nội
-
Mỗi năm Việt Nam có 25.000 trường hợp tử vong vì ung thư gan
-
Bị bỏng nặng vì xoá xăm, bác sĩ cảnh báo dễ mắc bệnh truyền nhiễm khi xăm
Nhiều cặp đôi trước khi bước đến hôn nhân không ốm đau bệnh tật nên họ thường chủ quan không đi khám sức khỏe tiền hôn nhân. Tuy nhiên, việc làm chủ quan này đôi khi lại mang đến hậu quả nặng nề cho con nếu cha mẹ đều là người lành nhưng mang gen bệnh.
Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM - Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Các cặp đôi nên đi xét nghiệm tiền hôn nhân trước trước khi tổ chức đám cưới khoảng 6 tháng. Thời gian này đủ để các bác sỹ thăm khám đưa ra phác đồ điều trị với các cặp đôi khi không may phát hiện các dấu hiệu không tốt, bất thường của sức khỏe. Trong trường hợp có 1 trong 2 người mắc bệnh truyền nhiễm thì thời gian 6 tháng cũng là thời gian hết "giai đoạn cửa sổ" để kết quả xét nghiệm được chính xác nhất.
Khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, ngoài phần khám sức khỏe tổng quát và sức khỏe sinh sản, cặp đôi còn được tầm soát về các bệnh lý di truyền, các bệnh truyền nhiễm và các nguy cơ có gây ảnh hưởng đến sức khỏe của vợ chồng cũng như con cái sau này. Các cặp vợ chồng kết hôn nhưng chưa muốn có con sẽ được tư vấn các biện pháp kế hoạch hóa gia đình...
Khám sức khỏe tiền hôn nhân sẽ gồm có:
- Khám về thể lực: Đo chiều cao; số cân nặng; vòng ngực trung bình, chỉ số BMI, mạch; nhiệt độ; huyết áp; nhịp thở;
- Khám lâm sàng theo các chuyên khoa;
- Khám cận lâm sàng: Bao gồm chụp X quang tim, phổi; xét nghiệm máu; nước tiểu, soi tươi dịch âm đạo và dịch niệu đạo.
Các trường hợp có nghi ngờ, hướng dẫn tiếp tục bệnh nhân thăm khám chuyên khoa sâu hơn để xác định được bệnh và hướng dẫn điều trị. Chi tiết tổng hợp tại chuyên mục Sức khỏe - giới tính các bạn cùng tham khảo dươi đây:
Quy trình cụ thể khám tiền hôn nhân cho nam giới và nữ giới:
- Đối với nữ giới:
- BS thăm hỏi bệnh và khám lâm sàng;
- Siêu âm phụ khoa;
- Xét nghiệm các bệnh lây qua bằng đường tình dục phổ biến: viêm gan B; HIV; giang mai; lậu; Chlamydia, HPV;
- Xét nghiệm nội tiết;
- Các xét nghiệm cơ bản: huyết học, đông máu cơ bản, sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu;
- Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ ảnh hưởng cho thai kỳ: Rubella virus; Cytomegalo virus; Toxoplasma;
- Tư vấn gói tiêm phòng trước khi mang thai;
- Nhiễm sắc thể đồ: sàng lọc bất thường di truyền mức độ nhiễm sắc thể;
- Khác: điện di huyết sắc tố; xét nghiệm gen khi trong công thức máu có nghi ngờ có mang gen Thalassemia;...
- Đối với nam giới:
- Khám nam học: BS thăm hỏi bệnh và khám lâm sàng;
- Siêu âm tinh hoàn; Xét nghiệm tinh dịch đồ (kiêng giao hợp trong 2-7 ngày);
- Xét nghiệm phân mảnh DNA tinh trùng;
- Xét nghiệm nội tiết (khi kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ bất thường);
- Các xét nghiệm cơ bản: huyết học; đông máu cơ bản; sinh hóa máu; tổng phân tích nước tiểu;
- Xét nghiệm các bệnh lây qua bằng đường tình dục phổ biến: viêm gan B; HIV; giang mai; lậu; -Chlamydia,...
- Nhiễm sắc thể đồ: sàng lọc bất thường di truyền mức độ nhiễm sắc thể;
- Khác: điện di huyết sắc tố; xét nghiệm gen khi trong công thức máu có nghi ngờ mang gen Thalassemia,...
Tuy nhiên, ban cố vấn chuyên môn Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur lưu ý, các thông tin trên không thay thế cho lời khuyên của thầy thuốc, bác sĩ theo đó người bệnh cần đến cơ sở y tế nếu cảm thấy sức khỏe bản thân đang đi xuống.
Nguồn: ytevietnam.net.vn