Hướng dẫn cách làm siro húng chanh mật ong trị ho tại nhà
Lá húng chanh và mật ong có công dụng như thế nào?
Húng chanh là một loại cỏ, cao khoảng 30 - 50cm, phần thân sát đất hóa gỗ. Lá mọc đối, mọng nước, mép khía răng, mặt trên có lông đơn, mặt dưới lá nhiều lông bài tiết hơn. Trong lá húng chanh có tinh dầu, có mùi thơm như chanh rất dễ chịu. Tinh dầu húng chanh có tính chất kháng sinh, sát khuẩn với vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.
Theo y học cổ truyền, húng chanh có vị cay, tính ấm mùi thơm, có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, có tác dụng chữa viêm họng, giải cảm, cho ra mồ hôi và chữa ho, chữa cảm cúm, sốt không ra mồ hôi được,… Trong các bài thuốc dân gian thường dùng lá húng chanh tươi hoặc sắc uống.
Mật ong là một chất lỏng ngọt ngào được tạo ra bởi những con ong sử dụng mật hoa từ hoa, có khoảng 320 loại mật ong khác nhau về màu sắc, mùi và hương vị.
Mật ong chứa thành phần chủ yếu là đường, cũng như hỗn hợp các axit amin, vitamin, khoáng chất, sắt, kẽm và chất chống oxy hóa. Nó thường được sử dụng như một chất làm ngọt trong thực phẩm cũng như sử dụng như một loại thuốc.
Mật ong có thể bị nhiễm vi trùng từ thực vật, ong và bụi trong quá trình sản xuất, thu thập và chế biến. May mắn thay, với những đặc tính sẵn có của mật ong đã ngăn chặn được vi trùng này còn sống hoặc sinh sản.
Lá húng chanh
Tuy nhiên, một số vi khuẩn sinh sản bằng bào tử, chẳng hạn như loại gây ngộ độc, có thể vẫn sinh sôi và phát triển. Điều này giải thích tại sao mật ong có thể gây ngộ độc ở trẻ sơ sinh.
Mật ong được sử dụng để trị ho, tiểu đường, nồng độ cholesterol cao, hen suyễn và sốt. Nó cũng được sử dụng để chữa tiêu chảy, loét miệng trong quá trình điều trị ung thư và loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori). Mật ong cũng cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào trong khi tập thể dục hoặc ở những người bị suy dinh dưỡng. Theo đông y, uống mật ong pha loãng giúp giảm đau và chữa lành vết thương sau khi cắt amidan
Hướng dẫn cách làm siro húng chanh trị ho, khàn tiếng tại nhà
Nguyên liệu:
- 500 gram lá húng chanh
- 500 gram quả quất
- 200 gram lá rau diếp cá
- 1 kg đường phèn. Bạn nên chọn đường kết tinh từ mật mía
- 1 củ gừng nhỏ.
Nguyên liệu làm siro ho
Cách thực hiện:
- Mang các nguyên liệu gồm lá húng chanh, rau diếp cá, quả quất rửa sạch
- Tiếp tục ngâm các nguyên liệu trong nước muối pha loãng khoảng 20 phút để tăng tính sát khuẩn
- Vớt các nguyên liệu ra ngoài, sau đó rửa lại một lần nữa cùng với nước sạch, để ráo nước
- Quất bổ đôi và bỏ phần hạt lấy phần quả
- Gừng mang đi cạo sạch vỏ, thái thành từng lát mỏng, sau đó giã nhỏ gừng
- Cho đường phèn và quất vào một tô lớn, trộn đều và ướp trong vòng 1 giờ
- Sau 1 tiếng, cho hỗn hợp này vào nồi và đặt lên bếp để nấu sôi. Đến khi sôi thì hạ lửa xuống
- Tiếp tục cho rau diếp cá, lá húng chanh và lượng gừng đã giã nhỏ vào nồi
- Sử dụng lửa nhỏ và nấu thêm 1 giờ đồng hồ
- Tắt bếp và để nguội bớt
- Sử dụng ray để lọc lấy phần nước siro
- Cho siro vào bình thủy tinh có nắp đậy và đem bảo quản
- Quả quất và phần xác lá húng chang, gừng và rau diếp cá cho vào một bình thủy tinh riêng để ăn dần. Quả quất này khi ăn sẽ có vị rất ngon, có tác dụng làm thông và ấm cổ họng khi thời tiết tha đổi thất thường, trời lạnh.
Cách sử dụng:
- Mẹ cho trẻ uống từ 3 – 5 lần/ngày để điều trị ho, khàn tiếng, sổ mũi. Uống từ 1 – 2 lần/ngày để tăng sức đề kháng.
- Mỗi lần sử dụng 1 thìa nhỏ siro khoảng 5ml pha cùng với một lượng nước ấm vừa đủ.
Bài viết là cách làm siro húng chanh trị ho, khàn tiếng tại nhà mang tính chất tham khảo, người bệnh khi xuất hiện các triệu chứng bệnh nên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị theo phác đồ phù hợp, tránh biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp,…
http://ytevietnam.net.vn Tổng hợp