Hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser ở phụ nữ

Hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser gọi tắt là MRKH, nó được biết đến là một rối loạn dạng hiếm ở phụ nữ. Vậy MRKH là gì?

Ngày 24/06/2019, 08:42:53   Tác giả : Văn Quyết    Lượt xem: 841

Hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser
Hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser 

Phụ nữ mắc phải MRKH sẽ gặp vấn đề về sự phát triển bất thường của tử cung và âm đạo, cùng các đặc tính sinh dục phụ thứ cấp khác, nó có thể gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng tới các cơ quan trong cơ thể. Hoàng Thanh - (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) chia sẻ tại Tin Y tế.

Dấu hiệu của MRKH ở phụ nữ

Người phụ nữ mắc phải MRKH sẽ có các bất thường về cơ quan sinh dục và các cơ quan khác trong cơ thể, những dáu hiệu và triệu chứng mà phần lớn người mắc MRKH gặp phải là:

- Bệnh nhân MRKH tuy có buồn trứng và ống dẫn trứng bình thường nhưng tử cung lại rất nhỏ, hoặc thậm chí là không có tử cung.

- MRKH còn có thể làm cho âm đạo ngắn và hẹp hơn bình thường, có trường hợp không có âm đạo.

- Ngoài bất thường cơ quan sinh dục thì người nữ mắc MRKH có thể chỉ có một thận, một số ít bị suy giảm thính lực, một số khác có thể bị cong vẹo cột sống và các dị tật khung về xương.

- Các bộ phận sinh dục ngoài như: âm hộ, âm vật, màng trinh, thậm chí  niệu đạo, hậu môn đều phát triển hoàn toàn bình thường. Các đặc tính sinh dục phụ thứ cấp như: tuyến vú, lông mu, giọng nói… cũng không có bất thường gì, tuy nhiên chỉ riêng chu kỳ kinh nguyệt là xảy ra bất thường. MRKH có thể làm cho người phụ nữ không xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt, còn có thể gọi là chứng vô kinh. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản của người nữ.

- Hội chứng ngoài ra còn có thể gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý và mức độ kiểm soát hành vi của bệnh nhân mắc phải.

Hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser
Hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser là gì?

Nguyên nhân gây ra MRKH

MRKH cũng là một trong các hội chứng di truyền gây ra do rối loạn, bất thường trên GEN, một số khác có thể do tác động từ các yếu tố bên ngoài trong quá trình mang thai, hoặc sự rối loạn trong giai đoạn phát triển của phôi. Tuy nhiên nguyên nhân cụ thể gây ra MRKH  hiện vẫn chưa được biết rõ là do dâu, các yếu tố gây ra hoàn toàn có thể là ngẫu nhiên.

Biện pháp điều trị và khắc phục MRKH

Tùy theo từng triệu chứng và thể trạng của bệnh nhân MRKH mà có các phương pháp điều trị bệnh chuyên khoa phù hợp.

- Người phụ nữ sau khi xác định mắc phải hội chứng MRKH này, thông thường sẽ được tư vấn sau trước khi tiến hành điều trị do mức độ ảnh hưởng của MRKH có thể gây sốc cho bệnh nhân.

- Đối với bệnh nhân MRKH không có âm đạo thì sẽ không thể sinh con một cách tự nhiên, do vậy phương pháp được lựa chọn phổ biến là tạo âm đạo mới cho quan hệ tình dục ở người phụ nữ trưởng thành.

Hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser có nguy hiểm không?
Hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser có nguy hiểm không?

- Nếu âm đạo của người nữ bị tu hẹp, ngắn thì có thể tiến hành phương pháp nong Franck, phương pháp này giúp mở rộng và làm giãn âm đạo mà không cần phẫu thuật, tuy nhiên cần thực hiện trong thời gian dài mới đạt hiệu quả điều trị.

- Nếu người phụ nữ mắc MRKH muốn sinh con thì có thể cân nhắc tới phương pháp mang thai hộ hoặc tiến hành thụ tinh nhân tạo. Nhưng do hội chứng này có tính chất di truyền, do vậy cần xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định có con.

- Bệnh nhân nếu chỉ có một bên thận thì cần tiến hành kiểm tra thường xuyên để phát hiện và giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh về đường tiết niệu như: sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm nhiễm...

- Đối với các trường hợp bị dị dạng khung xương thì tùy theo mức độ có thể tiến hành các phẫu thuật chỉnh hình kết hợp phương pháp vật lý trị liệu phù hợp.

Theo ytevietnam.net.vn :Hoàng Thanh (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur)