Việc xử lý đúng cách và kịp thời khi phát hiện người bị đột quỵ có thể cứu sống họ. Sau đây bác sĩ xin chia sẻ cách nhận biết đột quỵ và cách xử trí.
- Bác sĩ gợi ý 6 thực phẩm giúp bù nước và điện giải ngày nắng nóng
- Thầy thuốc gợi ý 4 món ăn bài thuốc giải nhiệt mùa hè cực dễ làm
- Bác sĩ Pasteur tư vấn 5 thói quen giúp tăng tuổi thọ, giảm bệnh tật
Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí khi thấy người bị đột quỵ
Bác sĩ Trần Anh Tú, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội - Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, Đột quỵ não (còn được gọi là tai biến mạch máu não) là một bệnh thần kinh cực kỳ nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong hoặc cứu sống được thì cũng để lại nhiều di chứng nặng nề nếu như không được xử trí đúng, sớm và điều trị dự phòng lâu dài.
Các dấu hiệu nhận biết đột quỵ não
Theo bác sĩ tư vấn, các dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân bị đột quỵ bao gồm:
Đau đầu: người bệnh có biểu hiện đau mức độ nặng, dữ dội, xảy ra đột ngột đau như bị đánh búa vào đầu, như dao đâm trong não.
Tê: Người bệnh bị tê bì chân tay, tê mặt, từng phần hoặc nhiều phần cùng bên xảy ra một cách đột ngột hoặc tiến triển nhanh.
Quên: những người xung quanh có thể nhận thấy người bệnh có sự thay đổi rõ về nhận thức trong một thời gian ngắn, ngơ ngẩn, lú lẫn, mất trí nhớ, thậm chí ngất, hôn mê. Người bệnh nói năng lộn xộn, nói ngọng hoặc thậm chí không nói được.
Uống sặc: người thường đôi khi có thể nuốt sặc do không để ý, tuy nhiên nếu uống sặc liên tiếp 2-3 lần trong ngày thì cần lưu ý. Dấu hiệu này có thể có đi kèm với nuốt nghẹn, nói ngọng và mất thăng bằng, chóng mặt.
Yếu cơ: Người bệnh có cảm giác yếu chân, tay, có nhiều cấp độ khác nhau, từ cảm giác mau mỏi khi vận động, yếu nhẹ cho đến liệt hoàn toàn. Bệnh nhân có thể làm rớt đồ vật đang cầm trên tay, cử động kém chính xác, gượng gạo. Bệnh nhân có thể bị liệt cơ mặt khiến cho miệng bệnh nhân bị xệ, khi bệnh nhân nói cười, nhe răng... cử động một bên mặt giảm.
Nếu nghi ngờ bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ cần đưa bệnh nhân đi khám bệnh ngay hoặc nhập cấp cứu ngay, không nên chủ quan, để tự theo dõi tiến triển thêm.
Nhiều người bị đột quỵ khi trời nắng nóng
Hướng dẫn cách xử trí khi thấy người thân có dấu hiệu đột quỵ
Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội - Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyến cáo, khi nhận thấy người thân bị đột quỵ, người xung quanh cần gọi cấp cứu 115 ngay lập tức. Trong thời gian chờ đợi xe cấp cứu đến, người nhà có thể trấn an bệnh nhân, nhắc người bệnh hít thở sâu và thở châm, để người bệnh nằm yên, nới rộng cổ áo. Nếu bệnh nhân ói mửa, cần để đầu nghiêng sang một bên.
Nếu người bệnh ngừng thở thì cần tiến hành hô hấp nhân tạo. Lưu ý không được cạo gió, không xoa bóp, không nặn chanh, không chích máu...
Nếu không thể chờ xe cấp cứu, cần ưu tiên chở người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất có trang bị khí oxy (trạm y tế, bệnh viện quận, huyện) sau đó bệnh nhân sẽ được chuyển tuyến phù hợp.
Theo tin tức Y tế, để phòng ngừa đột quỵ, cần điều trị tích cực những yếu tố nguy cơ chính như bệnh tăng mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh về tim mạch.
Ngoài ra cần thay đổi thói quen lối sống sao cho khoa học, ăn uống lành mạnh, hoạt động thể lực đều đặn, vừa sức, tránh căng thẳng trong công việc.
Đối với người đã bị đột quy, hàng ngày vẫn phải duy trì chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý, tái khám và điều trị dự phòng tai biến một cách đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nguồn: Y tế Việt Nam tổng hợp.