Tỉ lệ phụ nữ sau sinh mắc bệnh trầm cảm đang trên đà không thể kiểm soát, vì vậy để hạn chế tối đa căn bệnh này cần tìm ra nguyên nhân, dấu hiệu của chúng.
-
Điều dưỡng viên tư vấn dinh dưỡng cho bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì?
-
Vì sao phụ nữ mang thai không nên uống quá nhiều trà xanh trong ngày?
Nhiều phụ nữ không nhận thức được mình đã mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm sau sinh
Sau khi sinh, cơ thể người mẹ phải tiếp nhận một sự thay đổi “chóng mặt” nồng độ hormon trong máu, việc này đã làmgiảm đi của nồng độ estrogen và progesterone. Đồn thời, nồng độ hormon tuyến giáp thyroid cũng giảm dẫn đến mệt mỏi,tự kỉ và trầm cảm.
Các chuyên gia chương trình Sức khỏe mẹ và bé, chia sẻ: sau khi sinh, người phụ nữ cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về cơ thể và tâm lý. Những đau đớn phải trải qua trong quá trình sinh con, thậm chí nếu phải mổ đẻ thì cơn đau có thể kéo dài hàng tuần sau sinh. Đồng thời, những vấn đề về tâm lý như khi con ra đời, cơ thể mất đi một trọng lượng đáng kể, các bà mẹ thường cảm thấy người mình trở nên xấu xí và không còn sự hấp dẫn . Họ thường phải thay đổi về cách sống, chăm sóc con, đặc biệt đối với những người lần đầu làm mẹ.
Ngoài ra, nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm còn là những người có tiền sử bị trầm cảm thì bệnh thường dễ tái phát sau sinh, những người phụ nữ có cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, áp lực gia đình, tài chính cũng dẫn đến nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Áp lực gia đình, kinh tế, tài chính cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm sau sinh
Những dấu hiệu mẹ đã mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Thông thường, với những bà mẹ mắc trầm cảm ở thể nhẹ và trung bình thường không phát hiện được hoặc chính bản thân họ cũng không thể nhận thức được. Do vậy, bạn có thể phát hiện căn bệnh này qua những dấu hiệu dưới đây:
Không thấy mình như trước
Theo các chuyên gia y tế Việt Nam, mẹ có thể kiểm tra xem bản thân có mắc chứng bệnh này không bằng cách đo khoảng thời gian sau khi sinh. Nếu hơn 1 tháng sau khi sinh bạn cảm thấy bản thân không được bình thường như trước, không còn cảm giác thích thú với những sở thích trước đây hoặc luôn có cảm giác bất an, không ổn và không tin tưởng vào khả năng của bản thân mình.
Lúc này, mẹ nên báo với gia đình và người thân để có thể có thể kiểm soát được những hành động trong lúc mẹ bầu bị trầm cảm tấn công.
Co mình và không muốn giao tiếp với người khác
Nếu những suy nghĩ về bạn bè và người thân đến thăm em bé mới sinh để lại cho mẹ một cảm giác sợ hãi, hoặc mẹ thường bấm phím im lặng khi điện thoại đổ chuông, không muốn nghe và giao tiếp với người khác cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ đã mắc bệnh trầm cảm sau sinh.
Suy nghĩ tuyệt vọng
Trầm cảm sau sinh cũng là căn bệnh xã hội nguy hiểm, nếu mẹ luôn thấy tâm trí mình “đào sâu” vào những nơi “tăm tối” thì cũng cần lưu ý. Nhiều mẹ luôn có suy nghĩ mình không làm tốt việc làm mẹ, làm vợ dẫn đến các nguy cơ tự sát hoặc giết con, những hành động khi bệnh trầm cảm tấn công sẽ rất kho kiểm soát. Do vậy, nếu sau sinh mẹ cảm thấy đôi lúc mình mới có nhứng dấu hiệu này thì cần chia sẻ với gia đình và người thân càng sớm, càng tốt.
Khi thấy mình có những dấu hiệu bệnh trầm cảm thì mẹ nên thông báo với gia đình
Bạn cảm thấy trống rỗng và không muốn gắn kết với con
Đây là dấu hiệu rõ nhất việc mẹ đã mắc bệnh trẩm cảm sau sinh, có nhiều người mẹ sau khi sinh luôn có cảm giác không thích hoặc có nhiều nhân tố tác động bên ngoài khiến mẹ luôn cảm thấy chán ghét con, không có cảm giác gần gũi. Nếu tình trạng này kéo dài thì mẹ cần thông báo với người thân và các chuyên gia tâm lý để hạn chế tối đa nhất căn bệnh này.
Trầm cảm sau sinh là bệnh nguy hiểm, những hành động mẹ gây đều không phải do cố ý, vì vậy mẹ và gia đình nên lưu tâm, để ý và phòng ngừa tối đa xảy ra.
Trầm cảm sau sinh không phải là bệnh có thể rõ ràng nói ra, đôi khi chính mẹ không thể nhận thức hoặc có thể nghi ngờ nhưng cũng không thừa nhận. Do đó, mẹ cần tìm hiểu những dấu hiệu và chia sẻ với gia đình nếu như mình có những dấu hiệu này để có sớm có biện pháp phòng tránh tốt nhất.
Nguồn: ytevietnam.net.vn