- Lựa chọn thực phẩm an toàn cho người bị bệnh gout?
- Các phản ứng phụ thường có của thuốc và biện pháp xử lý
- Làm thế nào để kiểm soát tình trạng chuột rút khi luyện tập chạy bộ
Tỏi đen có nhiều công dụng cho sức khỏe
Công dụng của tỏi đen đối với sức khỏe
Theo giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết: Tỏi đen không chỉ có tác dụng phục hồi tổn thương cơ bắp sau khi tập luyện, cải thiện chức năng tiêu hóa, giúp cơ thể chống mệt mỏi và thúc đẩy giấc ngủ, mà còn có thể cải thiện chức năng của tuyến tiền liệt. Khi mắc cúm, việc tiêu thụ tỏi đen cũng giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng và trở lại trạng thái khỏe mạnh.
Tỏi đen cũng có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt là trong trường hợp suy giảm miễn dịch do sử dụng hóa chất hoặc phơi nhiễm chiếu xạ, hoặc khi sức khỏe suy kiệt sau một thời gian dài bệnh tật. Hơn nữa, tỏi đen còn có khả năng ức chế một số loại tế bào ung thư như ung thư vú, gan, dạ dày và đại tràng.
Ngoài ra, tỏi đen đã được chứng minh là có thể giúp giảm cholesterol và mỡ máu, tăng lượng cholesterol có lợi, và ổn định đường huyết. Do đó, tỏi đen là lựa chọn tốt cho những người có vấn đề về tim mạch, đặc biệt là những người có nguy cơ cao như người béo phì và có mỡ máu cao.
Hiện nay, có hơn 80 loại bệnh có nguyên nhân liên quan đến gốc tự do. Tỏi đen được biết đến với khả năng loại bỏ gốc tự do mạnh mẽ, do đó cũng có tác dụng phòng ngừa bệnh rất tích cực.
Cách dùng tỏi đen hiệu quả như thế nào?
Để sử dụng tỏi đen một cách hiệu quả, các bác sĩ khuyên rằng người ta chỉ nên tiêu thụ từ 1 đến 3 củ tỏi đen mỗi ngày, tương đương khoảng 3 đến 5 gram. Tránh tiêu thụ lượng lớn hơn để ngăn chặn các phản ứng phụ không mong muốn.
Đối với người trẻ và trung niên: Khuyến nghị tiêu thụ từ 2 đến 3 củ tỏi đen mỗi ngày để tận dụng các lợi ích sức khỏe.
Đối với người cao tuổi: Do khả năng tiêu hóa và chuyển hóa yếu dần, nên giới hạn việc tiêu thụ tỏi đen vào khoảng 1 đến 2 củ mỗi ngày để đảm bảo tối ưu hóa các tác dụng của nó mà không gây ra các phản ứng phụ không mong muốn. Việc nhai kỹ khi ăn giúp hấp thụ các thành phần có trong tỏi đen một cách tốt nhất. Hơn nữa, nên ăn tỏi đen một mình, tránh kết hợp với các loại gia vị khác để tránh tạo ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Tuy tỏi đen mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nó chỉ là một phần trong chế độ ăn hàng ngày và có vai trò như một thực phẩm bổ sung, hỗ trợ trong quá trình điều trị và tăng cường sức khỏe chung.
Có nhiều cách khác nhau để sử dụng tỏi đen
Cách ăn tỏi đen
Ăn trực tiếp: Người trưởng thành khỏe mạnh nên tiêu thụ từ 1 đến 3 củ tỏi đen mỗi ngày, trong khi người già và trẻ em nên hạn chế từ 1 đến 2 củ. Khi ăn trực tiếp, nên ăn tỏi đen một mình, không kết hợp với thực phẩm hoặc gia vị khác để tránh làm giảm tác dụng của tỏi.
Ép lấy nước: Bạn có thể ép từ 1 đến 3 củ tỏi đen và pha vào 1 chén nước ấm để sử dụng.
Ngâm rượu: Ngâm 250 gram tỏi đen bóc vỏ trong 1 lít rượu trắng, uống 1 đến 2 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 30 đến 40 ml rượu. Nên sử dụng loại rượu gạo nếp nguyên chất không có cồn.
Ngâm với mật ong: Khi ngâm tỏi đen với mật ong, bạn nên ngâm từ 125 đến 250 gram tỏi đen bóc vỏ trong lọ thủy tinh với mật ong sao cho mật ong đổ ngập qua củ tỏi. Để trong 3 tuần sau đó dùng dần, mỗi ngày ăn từ 1 đến 3 củ tỏi sẽ có lợi cho da, ngăn ngừa cảm cúm, viêm họng và hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư.
Nấu ăn: Bạn có thể sử dụng tỏi đen như tỏi thông thường, xay nhuyễn và thêm vào nguyên liệu nấu ăn và chế biến
Giảng viên tại Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM lưu ý: dù có nhiều lợi ích, bạn nên ăn tỏi đen với số lượng hợp lý và không nên sử dụng quá mức, đặc biệt là nếu bạn có vấn đề về dạ dày hoặc tiêu hóa. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Xem thêm thông tin tại: ytevietnam.net.vn