Các dấu hiệu của bệnh sởi ở trẻ em cha mẹ cần nắm rõ

Dịch sởi có các triệu chứng dấu hiệu bệnh rất dễ bị nhầm lần sốt phát ban bởi vậy cha mẹ cần nhận biết các dấu hiệu của bệnh sởi ở trẻ em để phát hiện bệnh.

Ngày 11/12/2017, 02:17:55   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 662

Nhận diện các dấu hiệu của bệnh sởi sẽ giúp cha mẹ có cách chăm sóc phương pháp điều trị đúng cách đồng thời tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Cách phân biệt sởi và sốt phát ban

Nguyên nhân gây bệnh sởi do virus thuộc giống Morbillivirus của họ Paramyxoviridae gây nên, bệnh là tình trạng nhiễm virus cấp tính. Còn sốt phát ban do virus đường hô hấp gây nên và thường là các virus lành tính hầu như không có hại cho sức khỏe.

Các dấu hiệu thông thường của sốt phát ban thường nổi các ban đỏ, mịn sáng, ít gồ lên bề mặt da và thường nổi đồng loạt ở khắp cơ thể, không có sẹo, vết thâm để lại.

Đối với dấu hiệu của bệnh sởi sẽ có ban xuất hiện trước ở tai, sau đó mới lan ra mặt, ngực, bụng và toàn thân. các nốt ban sẽ nổi gồ lên da mặt, khi lặn đi sẽ để lại các vết thâm trên da. Với trẻ em mắc bệnh sởi sẽ có thêm các dấu hiệu đi kèm là chảy nước mũi, ho mắt đỏ.

Các dấu hiệu của bệnh sởi ở trẻ em

Theo tin tức y tế cho biết các dấu hiệu của bệnh sởi ở trẻ em thường có  tình trạng sốt cao từ 38-39 độ C và sốt liên tục kéo dài. Trẻ em sẽ có các dấu hiệu như ho, chảy nước mũi, mắt đỏ, viêm kết mạc, phù nhẹ mi, tiêu chảy…

ở giai đoạn đầu của bệnh sởi sẽ có các chấm nhỏ khoảng 1mm nổi lên ở niêm mạc má. Khi quan sát miệng trẻ sẽ thấy có các chấm màu đỏ, sung huyết ở vị trí ngang với răng hàm thứ nhất. Sau 18 giờ các dấu hiệu này sẽ mất đi nhanh chóng.

Các dấu hiệu của bệnh sởi không nên chủ quan

Các dấu hiệu của bệnh sởi không nên chủ quan

Dấu hiệu của bệnh sởi ở trẻ em rất dễ nhận biết sau khoảng 3-4 ngày sốt cao trẻ sẽ bị phát ban. Các nốt ban sẽ bắt đầu mọc từ mặt, tai sau đó lan ra má, cổ ngực, và khắp cơ thể. Khi ấn vào các nốt ban màu hồng nhạt sẽ biến mất , chúng có xu hướng kết dính với nhau và phát ban xen giữa vào các khoảng da lành. Bệnh sởi sẽ có nổi các nốt ban nhẹ, rải rác, bệnh nặng sẽ gần như nổi khắp cơ thể, che kín da cả gan bàn tay và bàn chân, sau khi khỏi sẽ để lại các vết sẹo thâm trên da.

Chú ý dấu hiệu nhận biết của bệnh sởi sẽ thấy trẻ thường kém ăn mệt mỏi, sau 3, 4 ngày các nốt ban sẽ lặn dần đi, màu nhạt dần và để lại vết thâm. Nốt nào mọc trước sẽ lặn trước, sau khoảng 1 tuần trẻ sẽ hết sốt dần và khỏi bệnh.

Các biến chứng của bệnh sởi ở trẻ em

Bệnh sởi có cac biến chứng rất nhanh và có thể gây tử vong cho trẻ khi tình trạng bệnh diễn tiến nhanh không kiểm soát như: viêm phổi, viêm thanh quản, viêm tai giữa, cam tẩu mã, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng, loét giác mạc, … cha mẹ cũng cần chú ý các biến chứng sau khi mắc bệnh sởi đặc biệt nếu trẻ vẫn còn sốt sau khi lặn các nốt ban.

Bệnh sởi cần có sự chỉ định của bác sĩ

Bệnh sởi cần có sự chỉ định của bác sĩ

Khi trẻ em bị biến chứng sởi không nên sử dụng thuốc kháng sinh. Hiện nay trên thế giới chưa có thuốc đặc trị bệnh sởi mà chủ yếu điều trị các dấu hiệu của bệnh sởi như hạ sốt, vệ sinh răng miệng, toàn thân, cho trẻ nhỏ mắt bằng nước muối sinh lí, uống đầy đủ nước và ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Phát hiện ra các triệu chứng của bệnh sởi cha mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc cho con mà cần có sự chỉ định của bác sĩ kê đơn sẽ giúp hồi phục sức khỏe tốt nhất.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn