Bổ sung sắt như thế nào là hợp lý?

Đối với nhiều người, bổ sung sắt là một biện pháp hiệu quả và tiện lợi khi cơ thể thiếu năng lượng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cơ thể thiếu sức sống cũng là do thiếu máu.

Ngày 12/03/2018, 01:52:46   Tác giả :     Lượt xem: 546

Bổ sung sắt như thế nào là hợp lý?

Bổ sung sắt như thế nào là hợp lý?

Ngày nay, ai ai cũng phải đối mặt với tình trạng công việc quá tải, từ việc ở cơ quan đến lo toan bộn bề cuộc sống. Do làm việc hết công suất nên lúc nào chúng ta cũng có thể bị mệt mỏi, xanh xao và mất sức. Việc tự ý bổ sung sắt một cách tùy tiện là vô cùng nguy hiểm. Vậy bổ sung sắt như thế nào là hợp lý? Những đối tượng thì cần bổ sung sắt? Hãy cùng tìm hiểu về viên sắt và cách bổ sung sắt hợp lý từ lời khuyên của các chuyên gia, bác sĩ Chu Hòa Sơn – Giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur qua bài phỏng vấn sau đây.

Hỏi: Thưa bác sĩ, sắt có tác dụng như thế nào đối với cơ thể?

Một trong những loại chất khoáng đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể chính là sắt. Sắt là thành phần của hemoglobin, đây là một chất vận chuyển oxi có mặt trong tế bào hồng cầu. Sắt cũng là chất tạo nên màu đỏ của máu động vật. Ngoài ra, sắt còn có mặt trong myoglobin của cơ, giúp dự trữ oxi cho hoạt động của cơ vân. Nếu cơ thể bị thiếu sắt, cơ thể sẽ bị thiếu oxy do sự vận chuyển oxy đến các mô của hồng cầu bị giảm sút, cũng như sự dự trữ oxy của cơ vân cũng giảm. Khi đó cơ thể sẽ gặp các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, yếu ớt và mệt mỏi.

Thiếu máu còn có thể làm cho bạn dễ mệt mỏi buồn ngủ, làm giảm năng suất lao động và học tập. Triệu chứng thiếu máu bao gồm: Da dẻ xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt như niêm mạc mắt, niêm mạc miệng, móng lõm, biến dạng và dễ gãy, rụng tóc.

Cơ thể thiếu sắt có biểu hiện gì?

Cơ thể thiếu sắt có biểu hiện gì?

Hỏi: Thưa bác sĩ, cách bổ sung sắt như thế nào là hợp lý?

Trả lời:

Mọi người không nên tự bổ sung sắt một cách tự ý khi bản thân mệt mỏi xanh xao. Khi có những biểu hiện trên, chúng ta nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, thực hiện các xét nghiệm để khẳng định bệnh chuyên khoa một cách chính xác. Từ đó, được kê đơn bổ sung sắt hợp lý. Có một số lưu ý khi uống viên sắt như sau: Nên uống viên sắt với một lý nước đầy, tốt nhất nên uống trong bữa ăn để hạn chế khả năng gây kích ứng dạ dày của sắt mặc dù sắt được hấp thu tốt nhất khi bụng đói. Trong vòng 30 phút sau khi uống viên sắt bạn không nên nằm. Một số loại thức ăn như trà, cà phê, sữa, v.v. có thể làm giảm hấp thu sắt.

Khi uống viên sắt bạn có thể gạp một số tác dụng phụ như: Táo bón, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn, phân xanh đen hoặc màu hắc ín, kích ứng dạ dày và một số phản ứng dị ứng.

Hỏi: Thưa bác sĩ, có thể bổ sung sắt qua thực phẩm không và những thực phẩm nào thì có chứa nhiều sắt?

Trả lời:

Có thể bổ sung sắt từ thực phẩm. Một số loại thực phẩm giáu sắt như:

Thực phẩm bổ sung sắt

Thực phẩm bổ sung sắt

  • Thịt bò, thịt cừu: Trong 100g thịt bò có chứa 3,1mg sắt, chiếm 21% lượng sắt cần thiết mỗi ngày. Tương tự 100g thịt cừu có thể bổ sung 13% lượng sắt cần thiết. Nên ăn thường xuyên các loại thịt có màu đỏ như thịt bò và thịt cừu để ngăn ngừa thiếu sắt.
  • Các loại rau có lá màu xanh đậm: Các loại rau có lá màu xanh đậm như rau xuống, súp lơ, rau chân vịt, v.v... cũng là những loại thực phẩm giàu sắt. Ngoài sắt thì những loại rau này còn cung cấp vitamin B12 cũng là một thành phần quan trọng để tổng hợp hồng cầu.
  • Các loài hải sản như sò huyết, trai, hàu, cua, tôm, cá thu, cá hồi, v. v ...  cũng chứa một lương sắt dồi dào không kém. Chỉ khoảng 20 con sod huyết cũng có thể cung cấp một lượng sắt lên đến 53 mg, tương đương 295% lượng sắt cần thiết cho cơ thể trong một ngày. Hàu có thể cung cấp 57% lượng sắt cần thiết cho cơ thể. Nên ăn bổ sung các loại hải sản thân mềm trong bữa ăn hàng ngày để ngăn ngừa thiếu máu.
  • Gan: Gan của các loài động vật chính là kho dự trữ sắt lớn nhất trong cơ thể của chúng. Đặc biệt là gan bò, trong 100mg gan bò có chứa đến 6,1mg sắt. Gan là một loại thực phẩm bổ sung sắt tốt cho cả trẻ nhỏ.
  • Trứng: Lòng đỏ của một quả trứng có thể cung cấp 0,4 mg sắt. Trứng còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như protein, lipid, canxi, các loại khoáng chất. Tuy nhiên, trong y học cổ truyền thì ăn quá nhiều trứng cũng không tốt cho sức khỏe, mọi người cần sử dụng sao cho hợp lý nhất.
  • Bí ngô: Bí ngô giàu sắt và các chất dinh dưỡng như đạm thực vật, vitamin, caroten, canxi, phospho, các acid amin thiết yếu, v. v ... Hạt bí ngô cũng chứa nhiều sắt. Có thể sấy khô hạt bí ngô thể ăn dần vì trong 100 mg hạt bí ngô có chứa đến 15 mg sắt. Bạn cũng có thể tìm thấy các sản phẩm hạt bí ngô sấy khô được bán tại các chợ hoặc siêu thị.
  • Các loại đậu: Các loại đầu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu nành, v.v... cũng chứa một lượng sắt dồi dào.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn