Bí quyết chữa huyết áp thấp bằng thảo dược

Huyết áp thấp gây các triệu chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh. Việc áp dụng các thảo dược chữa huyết áp thấp sẽ rất tốt vì có hiệu quả lâu dài, nâng được huyết áp an toàn.

Ngày 29/02/2024, 09:33:03   Tác giả : Bích Nhuần    Lượt xem: 183

Huyết áp thấp là tình trạng bệnh lý gay ra các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, sắc mặt nhợt nhạt, tay chân yếu run ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh. Việc áp dụng các thảo dược chữa huyết áp thấp sẽ rất tốt vì có hiệu quả lâu dài, nâng được huyết áp an toàn.

1. Huyết áp thấp gì?

Huyết áp thấp là tình trạng của sự rối loạn chức năng vỏ não của trung khu thần kinh vận mạch. Dược sĩ giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ: những người huyết áp thấp thường có các triêu chứng như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, giảm tập trung trí lực, khi thay đổi tư thế có thể choáng váng, thoáng ngất hoặc ngất.

Trị số huyết áp người bình thường là 120/80mmHg. Nếu ngườitrị số huyết áp dưới 90/60mmHg được chẩn đoán là mắc bệnh huyết áp thấp. Để điều trị huyết áp thấp phải đưa được huyết áp về trị số bình thường sau đó duy trì để tránh tái phát.

  1. Các thảo dược thiên nhiên chữa huyết áp thấp hiệu quả?

Quế

Quế bóc vỏ ở thân, cành to, dày là quế nhục, cành non gọi là quế chi. Vỏ quế có chứa nhiều hoạ chất như tannin, tinh dầu aldehyd cinnamic. Vỏ quế mùi thơm, vị ngọt, cay, tính ấm, vào các kinh phế, tâm, bàng quang. Vỏ quế có tác dụng, ôn thông kinh mạch, phát hãn, giải cơ, trợ dương, hóa khí, giáng khí nghịch, bổ hỏa mệnh môn, bổ trị hỏa dương, dẫn hỏa quy nguyên, tán hàn, chỉ thống, giúp tăng huyết áp cho người huyết áp thấp, thận trọng với người có huyết áp cao.

Cách thực hiện:

+ Quế chi 40g, cam thảo 20g, quế nhục 40g. Đem sắc với nước, lấy nước sắc chia 3 lần uống trong ngày.

+ Quế chi 8g, cam thảo 6g, sinh khương 6g, táo đen 4 quả, thược dược 6g. Sắc với nước, chia 3 lần uống nóng trong ngày. Dùng liên tục 5 – 10 ngày để đạt hiệu quả tốt.

Cam thảo

Rễ Cam thảo có chứa các hoạt chất như saponin glycyrrhizin, flavonoid, coumarin. Chất glycyrrhizine là hoạt chất chiết từ rễ cam thảo có tác dụng làm tăng huyết áp gián tiếp thông qua tác dụng ức chế enzym11 - bêta - hydroxyl - steroid dehydrogenase, dẫn đến làm tăng nồng độ hormone corticosteroid nội sinh trong nội bào, gây co mạch và ứ natri. Sử dụng cam thảo dài ngày có tác dụng làm tăng huyết áp, được dùng hiệu quả cho những người huyết áp. Cần thận trọng với những người bị huyết áp cao và nồng độ kali máu giảm.

Cách thực hiện: Sử dụng 50 gram cam thảo tươi sắc với 3 chén nước cho đến khi cạn còn 1 chén. Lấy nước sắc chia làm 3 lần uống trong ngày.

Hương phụ

Thân rễ Hương Phụ có chứa thành phần chính là tinh dầu cyperen, cònalkaloid, glycoside, axid béo, phenol. Hương phụ có vị cay, ngọt, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng hành khiếu, khai uất, thông kinh, tiêu sưng, giảm đau, giúp lưu thông khí huyết, lưu thông đường hô hấp, hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, khí huyết điều hòa, từ đó giúp nâng chỉ số huyết áp một cách ổn định, giúp giảm nhanh các triệu chứng của huyết áp thấp và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do huyết áp thấp gây ra như suy giảm trí nhớ, nhũn não, tai biến mạch máu não.

Cách thực hiện:

Liều dùng 6 – 12 g dưới dạng thuốc sắc, thuốc cao hoặc thuốc viên. Thường dùng phối hợp hương phụ với các vị thuốc khác.

Gừng tươi (sinh khương)

Thân rễ Gừng có chứa thành phần là tinh dầu với thành phần chủ yếu là b-zingiberen, b-curcumenen, b-farnesen và các hợp chất alcol monoterpenic như geraniol, linalol, borneol. Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng chống lạnh, tiêu đờm, chặn nôn, giúp tiêu hóa tốt, giảm đau bụng lạnh do đi Ngoài, làm tăng cường tuần hoàn máu, giúp lưu thông máu tốt, chất chống oxy hóa, điều chỉnh huyết áp. Được sử dụng hiệu quả cho người huyết áp thấp, giúp cait hiệ các triệu chứng của huyết áp thấp như hoa mắt, chóng mặt.

Cách thực hiện:

Dùng liều từ 3 - 6g Gừng tươi (Sinh khương) dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc pha trà uống hằng ngày hoặc dạng rượu gừng tươi (mỗi ngày 2 - 5ml).

  1. Lưu ý khi sử dụng cây thuốc thảo dược chữa huyết áp thấp?

Chọn sử dụng những cây thuốc thảo dược còn tươi, không bị sâu, không thuốc trừ sâu, không bị dập nát, không bị héo úa.

Kiên trì sử dụng các giải pháp hỗ trợ từ cây thảo dược liên tục trong thời gian dài, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý hằng ngày, thói quen sinh hoạt lành mạnh, uống nhiều nước, luyện tập thể dục để cải thiện tình trạng huyết áp thấp.

Không nên lạm dụng nước uống từ những loại cây thuốc thảo dược.

Nên chọn các thảo dược đã được chứng minh về hiệu quả, độ an toàn và phù hợp với tình trạng bệnh.

Thuốc thảo dược là giải pháp giúp hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp thấp không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ và tham khảo ý kiến trước khi dùng các thuốc thảo dược.

Đi tái khám định kỳ để kiểm tra tình trạng huyết áp thấp, không chủ quan ngay cả khi bệnh được cải thiện.

Hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị trước khi sử dụng các thảo dược hỗ trợ chữa bệnh huyết áp thấp.

DSCKI. Nguyễn Hồng Diễm giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM