Theo tin tức Y tế mới nhất tổng hợp, trung bình mỗi ngày khoa Nội Nhi tổng hợp – Bệnh viện E tiếp nhận khám và điều trị từ 40-50 bệnh nhân nhi. Trong đó khoảng 3 tuần gần đây Khoa ghi nhận mỗi ngày 10-15 trường hợp tới khám và điều trị do mắc bệnh tay chân miệng.
- Nhận biết những triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ
- Bệnh bạch cầu nguy hiểm như thế nào?
- Dịch bạch hầu có nguy cơ lan rộng, Bộ Y tế chỉ đạo dập dịch khẩn cấp
Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay, chân, miệng là gì?
Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, nguyên nhân bệnh tay chân miệng đến từ virus đường ruột Enterovirus với hai loại phổ biến nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Enterovirus là một thuật ngữ chung chỉ một nhóm các virus RNA nhỏ bao gồm hơn 70 loại virus, như là Coxsackieviruses A, Coxsackieviruses B, polaguiruses, echoviruses và enterovirus.
Loại virus này tồn tại ở môi trường và ngay trong bản thân trẻ, đặc biệt ở các nơi tập trung trẻ như trường học, khu vui chơi...
Hiện nay, bệnh tay chân miệng vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Bệnh tay chân miệng lây lan qua con đường nào?
Theo bác sĩ tư vấn, bệnh tay chân miệng có thể lây truyền từ người sang người khi tiếp xúc phải virus gây bệnh. Virus có thể phát tán ra môi trường qua đường phân, các nốt phỏng nước hoặc dịch tiết từ đường hô hấp. Bệnh lây lan với tốc độ nhanh chóng, nếu một lớp học có một trẻ bị mắc thì cả lớp có thể bị lây.
Bệnh thường phát triển mạnh vào mùa hè và đầu mùa thu.
Hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách để phòng bệnh tay chân miệng
Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ
Theo các chuyên gia y tế, hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng chống bệnh tay, chân, miệng ngoại trừ vi-rút bại liệt. Chính vì thế rửa tay thường xuyên và đúng cách, vệ sinh cá nhân tốt là các biện pháp cần thiết để phòng bệnh tay chân miệng.
Để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ, cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây:
- Rửa tay bằng xà phòng và nước thường xuyên.
- Làm sạch đồ chơi thường xuyên và không cho chúng vào miệng.
- Hạn đến các khu vực công cộng, đông người để tránh mắc bệnh.
- Gặp bác sĩ càng sớm càng tốt trong khi mắc bệnh và nên nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Theo dõi việc làm sạch và dọn dẹp vệ sinh của ngôi nhà.
- Luôn rửa tay trước khi chạm vào trẻ em.
- Tất cả người lớn và trẻ em nên giữ vệ sinh.
Bác sĩ giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược đưa ra khuyến cáo, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần nhanh chóng cho trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
Nguồn: Y tế Việt Nam tổng hợp.