Theo những tin tức y tế mới nhất, đoạn clip ghi lại hình ảnh người bác sĩ ngồi bất lực một mình để những người nhà của bệnh nhân bị tử vong sau khi phẫu thuật mạt sát, lăng mạ đã khiến các bác sĩ xót xa và bức xúc vì hành vi của người nhà bệnh nhân cũng như việc ban giám đốc bệnh viện để bác sĩ "đơn thương, độc mã" trong hoàn cảnh đó.
-
Những điều mà mẹ nào cũng cần biết về chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ
-
Khám chữa bệnh ở Bệnh viện Da liễu Trung ương có thực sự minh bạch?
-
Sốc: Gần 50.000 ca mắc sốt xuất huyết chỉ trong 7 tháng đầu năm 2017
Bác sĩ bị người nhà bệnh nhân chửi bới: Cực điểm của nạn bạo hành trong ngành Y
Đừng để bác sĩ đơn thương độc mã trong mỗi vụ bạo hành Y tế
Một bác sĩ chia sẻ sau khi xem clip ông thấy rất dở, rất không chuyên nghiệp. Ban giám đốc bệnh viện có nhiều khuyết điểm. Trong trường hợp thế này, khi gia đình bệnh nhân đang bức xúc vì nỗi đau vừa mất đi một người thân... rất dễ có hành động phẫn uất. Ta không trách họ được. Vấn đề là ban giám đốc bệnh viện không bao giờ được để cho bác sĩ đơn thương một mình tiếp xúc với gia đình bệnh nhân như thế. Cực kỳ nguy hiểm vì có thể sẽ bùng phát những hành động thái quá.
Lẽ ra, ngay sau khi người nhà đến bệnh viện, ban giám đốc phải tiếp người nhà bệnh nhân tại một nơi nghiêm túc, có bàn ghế đầy đủ, có nước uống... khung cảnh trang nghiêm và có đầy đủ thành phần từ phòng kế hoạch tổng hợp, chỉ đạo tuyến, phòng điều dưỡng và luật sư... Có bảo vệ canh gác buổi họp nghiêm túc. Không để tình trạng "xỉa sói" và để hạn chế nạn bạo hành nhân viên Y tế diễn ra. Những lúc thế này, bác sĩ rất cần sự trợ giúp của các cơ quan và ban giám đốc bệnh viện . Đừng để họ bị cô đơn một mình chống đỡ.
Người nhà Bệnh nhân cần xin lỗi bác sĩ
Nói về câu chuyện của đồng nghiệp ở Quảng Ninh, TS. BS Võ Xuân Sơn cho biết, qua theo dõi ông thấy trường hợp của bà Nguyễn Thị H. (SN 1938, trú tại TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh), bị té trong nhà vệ sinh lúc 3 giờ sáng ngày 9/7/2017. Bà được đưa vào bệnh viện Việt Nam- Thụy Điển Uông Bí, và được xác định gãy kín liên mấu chuyển xương đùi phải phức tạp.
Nạn bạo hành nhân viên Y tế ngày càng xuất hiện nhiều gây bức xúc trong ngành Y
Ngày 12/7/2017 bà được mổ. Sau đó tình trạng xấu dần và tử vong. Giải phẫu tử thi xác định nguyên nhân tử vong là nhồi máu phổi. Người nhà phản ứng dữ dội, kết luận là bác sĩ giết bà, và bắt bác sĩ phải kí vào một văn bản mà người nhà viết ra. Họ hung hãn chửi bới, nhục mạ, mày tao, xỉa xói người bác sĩ đã mổ cho bà, và kết tội bác sĩ đó giết người
Theo các Bác sĩ chuyên khoa đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết gãy liên mấu chuyển xương đùi là một trong các loại gãy của khu vực cổ và đầu trên xương đùi. Tại nước Mỹ, nước có nền y học hiện đại hàng đầu thế giới, sau 1 năm điều trị bệnh lí này, 25% số người bị gãy cổ xương đùi tử vong, số còn lại thì hơn 1 nửa là tàn phế vĩnh viễn. Theo một báo cáo năm 2015, tại Cộng hòa Séc, nước phát triển hơn chúng ta rất nhiều, sau 1 năm, 38% số bệnh nhân loại này tử vong, sau 2 năm, số này là 45%, và sau 3 năm, chỉ còn 31% sống sót.
Như vậy, tỉ lệ tử vong của loại bệnh này rất cao. Ngoài ra, gần như tất cả các nghiên cứu đều kết luận, nguyên nhân tử vong hàng đầu của bệnh này là viêm phổi, suy hô hấp và nhồi máu phổi. Như vậy, ngoài kết quả giải phẫu tử thi thì những điều trên cũng giúp khẳng định chắc chắn, các bác sĩ và nhân viên y tế ở bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí không phải thủ phạm giết bệnh nhân này.
Các cơ quan chức năng cần có biện pháp để bảo vệ nhân viên Y tế
Gãy liên mấu chuyển xương đùi là bệnh chuyên khoa ngoại, đây thực chất là một trong các hướng diễn biến của bệnh: sống khỏe, sống tàn phế, hoặc tử vong. Tỉ lệ tử vong rất cao, tỉ lệ sống khỏe rất ít. Và bệnh nhân này đã tử vong. Như vậy, đây là một trường hợp diễn biến theo đúng qui luật.
Để giảm nhẹ đi sự bức xúc của người dân, ngành y gọi đây là biến chứng. Ở các nước tiên tiến, họ gọi đây là sự cố y khoa, nhưng chúng ta, các thầy thuốc Việt nam, vẫn muốn nhận về mình một phần lỗi, nên chúng ta vẫn thường sử dụng từ biến chứng.
Tuy nhiên, người nhà bệnh nhân lại không muốn như vậy, và không chịu tin rằng đây là sự cố, hay biến chứng, hay đó là một trong các hướng diễn tiến, mà chỉ muốn qui ra thành án mạng họ trút lên bác sĩ.
"Với những gì tôi viết trên đây, chắc nhiều người lại đổ cho ông Trời, rằng ông trời là thủ phạm giết bà bệnh nhân này, rằng Trời kêu ai nấy dạ. Không ông Trời không có thật. Phải có người chịu trách nhiệm. Không thể đổ hết tội lỗi cho ông Trời.
Nếu phải tìm ra thủ phạm, các con bà cũng có lỗi, vì họ đã không quan tâm chăm sóc bà, để không biết bà bị loãng xương, chỉ cần một cú ngã nhẹ có thể bị gãy xương.
"Đó là người nhà bà, những người đang xỉa xói vị bác sĩ kia. Họ phải chấm dứt ngay việc buộc tội người khác. Và nếu có một chút lương tâm, thì hãy sám hối, quì xuống tạ lỗi với bà, và xin lỗi ngành y về những hành động hung hãn và vô giáo dục của mình." - TS Sơn nhấn mạnh.
Nguồn: theo báo Infonet - ytevietnam.net.vn