Theo các giảng viên đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: “Do chưa hiểu đúng đắn về bệnh cộng với những lời “mật ngọt” của các phòng khám tư nhân hay những lời chỉ dẫn của bạn bè, nhiều ông bố bà mẹ vội vàng đưa con đi nong bao quy đầu. Sau khi nong, nhiều bé đau đớn, khóc thét mỗi lần đi tiểu khiến trẻ vô cùng khổ sở”.
- Cẩm nang nhất định phải biết về dịch sốt xuất huyết ebola
- Cách phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết đơn giản
- Sốt xuất huyết sau bao lâu thì khỏi?
Những điều mà mẹ nào cũng cần biết về chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ
Chứng bệnh hẹp bao quy đầu là gì?
Hẹp bao quy đầu là bệnh chuyên khoa Nhi của trẻ có thể do hẹp sinh lý hoặc hẹp bệnh lý. Đặc trưng bởi tình trạng da vùng quy đầu không thể kéo xuống được làm cho bao quy đầu không thể tách khỏi quy đầu.
Rất nhiều các bậc phụ huynh cho rằng, nong hoặc cắt bao quy đầu sớm cho trẻ sẽ làm cho kích thước dương vật của trẻ sau này sẽ to hơn, đây là điều hoàn toàn sai lầm. Đúng là chứng hẹp bao quy đầu có thể khiến trẻ bị viêm nhiễm nhưng nếu điều trị và chăm sóc đúng cách thì sẽ không cần thiết phải nong hay cắt bao quy đầu cho trẻ. Để giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về chứng bệnh này, các Bác ĩ chuyên khoa của chúng tôi sẽ có những chia sẻ chi tiết hơn:
Hẹp bao quy đầu sinh lý và hẹp bao quy đầu bệnh lý
Hẹp bao quy đầu sinh lý là tình trạng bao quy đầu dính với quy đầu một cách tự nhiên để bảo vệ quy đầu và lỗ tiểu lúc trẻ mới sinh ra. Đa số bé trai mới sinh (96%) đêu có hẹp bao quy đầu sinh lý.
Hẹp bao quy đầu luôn khiến các bậc phụ huynh lo lăng
Để điều trị chứng hẹp bao quy đầu sinh lý ở trẻ nhỏ các mẹ chỉ cần tiến hành cần bôi thuốc Betamethason ngày 1 lần. Thực hiện bôi thuốc trong 4 tuần liền liên tục, tình trạng hẹp bao quy đầu của con sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, các mẹ cũng chỉ nên thực hiện biện pháp này khi có sự chỉ định của các Bác sĩ chuyên khoa.
Khác hoàn toàn với hẹp bao quy đầu sinh lý, hẹp bao quy đầu bệnh lý là hẹp thực sự vì có sẹo xơ, các vết sẹo này được hình thành do viêm nhiễm hoặc do cố gắng quá mạnh để nong bao quy đầu trước đó. Có rất nhiều nguyên nhân gây chứng hẹp bao quy đầu bệnh lý có thể do bẩm sinh, do lỗi của bố mẹ hay thầy thuốc. Đối với những trẻ bị hẹp bao quy đầu bệnh lý thì bố mẹ nên cho trẻ đến khám các Bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Khi nào cần đưa trẻ bị hẹp bao quy đầu đến khám tại Bệnh viện?
Hẹp bao quy đầu có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ
Theo những tin tức y tế mới nhất, trẻ bị hẹp bao quy đầu thường có những dấu hiệu tiểu khó, trẻ phải rặn làm phồng bao quy đầu, tia tiểu bắn xa. Đặc biệt, trẻ nhỏ thường quấy khóc mỗi lần đi tiểu do phần chít hẹp làm lỗ tiểu của bé nhỏ cản trở bài xuất nước tiểu. Điều này làm cho đầu quy đầu của trẻ thường xuyên tấy đỏ và ngứa ngáy. Thậm chí khi tiểu ra, nước tiểu rất đục và hôi, khiến trẻ có thói quen hay sờ mó và nghịch “cậu nhỏ”. Lâu dần sẽ hình thành thói quen xấu cũng như việc nước tiểu thường xuyên bị ứ đọng khiến trẻ rất dễ bị viêm nhiễm. Lúc này các bậc phụ huynh hãy nhành chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra đối với trẻ.
Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, các mẹ đã hiểu hơn về chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ để có thể chủ động phòng và điều trị bệnh cho con.
Ngọc Mai – ytevietnam.net.vn