Ăn tỏi có giúp phòng chống virus gây bệnh không?

Cách phòng chống virus corona tốt nhất là nâng cao sức đề kháng của cơ thể để có thể tiêu diệt virus lạ này ngay từ khi mới xâm nhập vào cơ thể cũng như khi đã gây bệnh.

Ngày 19/02/2020, 06:44:45   Tác giả : Văn Quyết    Lượt xem: 7003


Ăn tỏi có phòng được virus corona không?

(YTVN) Dịch bệnh viêm phổi do virus corona nCoV 2019 chủng mới rất nghiêm trọng, nhưng lại chưa có thuốc đặc trị đối với virus, không có vacxin phòng ngừa. Do vậy, cách phòng chống tốt nhất là cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể để có thể tiêu diệt virus lạ này ngay từ khi mới xâm nhập vào cơ thể cũng như khi đã gây bệnh.

Thành phần công hiệu của tỏi

Theo Y học cổ truyền, tỏi rất giàu chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho,...

Thành phần công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Ngoài ra, trong tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ,...

Tác dụng cơ bản của tỏi chủ yếu đến từ allicin. Trong tỏi tươi không có allicin tự do, chỉ có tiền chất của nó là alliin. Khi tỏi được băm nhuyễn, enzyme trong tỏi bị kích hoạt sẽ kích thích alliin hình thành allicin.

Hợp chất sulfur trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm cực mạnh. Sử dụng tỏi hằng ngày giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm các bệnh cảm cúm, các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Bên cạnh đó, thói quen sử dụng tỏi sống còn giúp rút ngắn tới 70% thời gian bị cảm, người bệnh nhờ đó mà hồi phục nhanh hơn.

Virus corona 2019
Virus corona 2019

Theo tin y tế cập nhật, đối với các trường hợp bệnh viêm phổi cấp gây ra do virus corona mới có các triệu chứng ban đầu giống như cúm. Tuy chưa có nghiên cứu cụ thể trong trường hợp đối với bệnh gây ra do virus corona – nCoV 2019 chủng mới, tuy nhiên việc dùng tỏi để nâng cao sức đề kháng như một món ăn bài thuốc tốt cho đường hô hấp, nên sử dụng hàng ngày, phòng cúm và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh là hợp lý. 

 Hướng dẫn ăn tỏi sống đúng cách giúp phòng chống dịch bệnh

  • Nên băm nhuyễn tỏi, để trong không khí khoảng 10 - 15 phút mới ăn. Nguyên nhân là vì trong tỏi không có allicin tự do. Chỉ sau khi băm nhuyễn, dưới tác dụng của enzyme thì tỏi mới phóng thích ra allicin. Nếu tỏi chưa băm nhuyễn đem đi nấu thì enzyme sẽ mất tác dụng, không phóng thích ra allicin. Nếu nấu ăn với tỏi băm nhuyễn, hàm lượng allicin được giữ lại là 60%. Vì vậy, nếu muốn thu được hiệu quả bảo vệ tốt nhất thì người dùng nên ăn tỏi băm nhuyễn.
  • Có thể ăn tỏi ngâm dấm vì cách sơ chế này vẫn giữ lại được các hoạt chất tốt trong tỏi.
  • Sau khi ăn tỏi có thể súc miệng bằng cà phê không đường, uống sữa bò, nước trà xanh hoặc nhai kẹo cao su để loại bỏ mùi hôi.
  • Không nên ăn tỏi lúc đói vì tỏi có tính phân hủy và tính kích thích mạnh với niêm mạc dạ dày - ruột. Nếu ăn quá nhiều tỏi một lần hoặc ăn tỏi lúc bụng đói thì sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là với người bị viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Người có bệnh liên quan tới mắt, thị lực yếu không nên ăn nhiều tỏi vì tỏi có thể kích thích mắt, dễ gây viêm bầu mắt, viêm kết mạc mắt.
  • Không nên ăn tỏi sống khi bị tiêu chảy vì allicin trong tỏi sẽ kích thích thành ruột, dẫn tới phù nề, nghẽn mạch máu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Không ăn tỏi cùng các thực phẩm như thịt chó, thịt gà, trứng, cá trắm.

Tỏi
Tỏi cần được sơ chế đúng cách

  • Người có tiền sử mắc các bệnh về gan không nên ăn tỏi vì tỏi có tính nóng, vị cay, làm nóng gan, lâu dài sẽ gây tổn thương cho gan.
  • Người đang sử dụng một số loại thuốc điều trị HIV/AIDS, thuốc chống đông máu,... không nên ăn tỏi vì sẽ gây ra các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
  • Người thể trạng suy yếu không nên ăn nhiều tỏi vì ăn tỏi quá nhiều làm tiêu tan khí huyết, loãng khí, hao máu, sinh đờm, phát nhiệt.

Bộ Y tế công bố số điện thoại đường dây nóng cung cấp thông tin về bệnh Viêm đường hô hấp cấp do virus Corona - nCoV 2019: 19003228.

Hoặc có thể liên hệ trực tiếp qua các đường dây nóng của các cơ sở y tế tại địa phương.

Nguồn: ytevietnam.net.vn tổng hợp