- Phương pháp xịt họng cho trẻ sơ sinh và những điều bậc phụ huynh cần lưu ý
- Hướng dẫn sử dụng thuốc trị táo bón an toàn và hiệu quả cho trẻ 2 tuổi
1. Dấu hiệu nhận biết rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Bên cạnh việc tìm hiểu cách xử lý rối loạn tiêu hóa ở trẻ, cha mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu để can thiệp kịp thời, giảm thiểu rủi ro. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường có những biểu hiện sau. Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết:
Trẻ là đối tượng dễ xảy ra tình trạng rối loạn tiêu hóa
Tiêu chảy: Trẻ đi ngoài hơn 3 lần/ngày, phân lỏng, kèm theo chán ăn, đau bụng, mệt mỏi, khó chịu.
Nôn trớ: Nếu xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi, đây có thể là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, với trẻ trên 1 tuổi, nôn trớ có thể liên quan đến rối loạn tiêu hóa. Nếu trẻ nôn nhiều, có dịch màu vàng hoặc xanh rêu, chướng bụng, cần đưa trẻ đi khám ngay.
Táo bón: Đây là triệu chứng phổ biến khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, với tần suất đi ngoài chỉ 2 - 3 ngày/lần, phân cứng, khô, khó đào thải, gây đau rát hậu môn khi đi vệ sinh.
Chướng bụng, đầy hơi: Trẻ có thể bị đầy bụng, khó chịu, ợ hơi, xì hơi nhiều do hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả.
Ngoài ra, trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa thường quấy khóc, bú kém hoặc bỏ bú, biếng ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển.
2. Phương pháp cải thiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Rối loạn tiêu hóa không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ mà nếu kéo dài còn gây thiếu dinh dưỡng, làm chậm phát triển thể chất, trí tuệ và suy giảm miễn dịch. Dưới đây là 5 phương pháp an toàn, hiệu quả giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ ngay tại nhà bằng các nguyên liệu dễ tìm. Dược sĩ, giảng viên tại Cao đẳng dược tphcm chia sẻ gồm:
Búp ổi non
Mẹ có thể dùng búp ổi rửa sạch, nấu nước với một ít muối cho bé uống. Chỉ nên cho trẻ uống từng cốc nhỏ, không ép uống quá nhiều. Sau 2 - 3 ngày, tình trạng tiêu chảy sẽ cải thiện đáng kể. Lá ổi có vị chát và giàu vitamin, giúp giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở cả trẻ em và người lớn.
Gừng
Gừng từ lâu đã được biết đến với công dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp giảm nôn trớ và đầy bụng. Gừng tươi nên được cạo vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng và cho vào trà uống hàng ngày. Mỗi lần chỉ nên sử dụng 3 - 4g gừng để tránh gây nóng rát cổ họng.
Đu đủ chín
Bổ sung đu đủ chín vào thực đơn là cách an toàn giúp cải thiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Loại quả này chứa enzyme papain, có vai trò hỗ trợ phân giải protein thành axit amin, giúp hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và cải thiện chức năng tiêu hóa.
Lá mơ
Trứng rán lá mơ là món ăn quen thuộc giúp giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Mẹ có thể chế biến 1 - 2 quả trứng với lá mơ mỗi ngày cho trẻ ăn để hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện tình trạng khó chịu đường ruột.
Cam thảo
Cam thảo có đặc tính chống viêm và giảm co thắt đường tiêu hóa, giúp giảm đau bụng và khó tiêu. Ba mẹ có thể cho trẻ nhai trực tiếp một ít cam thảo hoặc pha nước uống. Thời điểm thích hợp để sử dụng là trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 tiếng để đạt hiệu quả tốt nhất.
3. Cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Rối loạn tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng trẻ nhỏ dễ mắc hơn, gây tác động đến sức khỏe và sự phát triển. Để phòng tránh, cha mẹ cần lưu ý:
Dinh dưỡng hợp lý: Cung cấp đầy đủ tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, tránh ăn quá nhiều một nhóm thực phẩm để duy trì cân bằng dinh dưỡng.
Thực phẩm an toàn: Lựa chọn thực phẩm tươi sạch, không chứa hóa chất bảo quản, phẩm màu; đảm bảo ăn chín, uống sôi để hạn chế nhiễm khuẩn.
Bổ sung đủ nước: Khuyến khích trẻ uống đủ nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Giữ vệ sinh môi trường: Thường xuyên làm sạch đồ dùng, đồ chơi của trẻ; giặt chăn, ga, gối ít nhất mỗi tuần một lần; cắt ngắn móng tay để tránh vi khuẩn xâm nhập.
Bú mẹ trong 6 tháng đầu: Sữa mẹ giúp tăng sức đề kháng và bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi tác nhân gây bệnh.
Vận động hợp lý: Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động thể chất phù hợp với độ tuổi để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
Nếu trẻ có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Xem thêm tại: ytevietnam.net.vn