WHO sẽ tiến hành đánh giá hiệu quả của thuốc sốt rét trong điều trị COVID-19

WHO cho biết sẽ tiến hành đánh giá nhanh về thuốc sốt rét hydroxychloroquine trong điều trị COVID-19 sau khi có nhiều quan ngại về sự an toàn của thuốc này.

Ngày 27/05/2020, 06:34:34   Tác giả : Bích Nhuần    Lượt xem: 1015

Theo tin tức y tế mới nhất tổng hợp, ngày 26/5 Tổ chức Y tế thế giới WHO cho biết, tổ chức này sẽ công bố đánh giá nhanh về mức độ nguy hại, lợi ích hoặc thiếu sót của thuốc sốt rét trong điều trị bệnh COVID-19, thời gian công bố có thể là vào giữa tháng 6 tới.

Đánh giá thuốc sốt rét trong điều trị COVID-19

Đánh giá thuốc sốt rét trong điều trị COVID-19

Đánh giá thuốc sốt rét trong điều trị COVID-19

Trước đó Tổ chức y tế thế giới WHO cũng đã quyết định dừng chương trình thử nghiệm thuốc này đối với hàng nghìn bệnh nhân COVID-19 ở 17 quốc gia sau khi có nhiều quan ngại về sự an toàn của thuốc này.

Trong thời gian này những người bệnh mới đăng ký chương trình sẽ được chuyển sang áp dụng phác đồ điều trị khác, trong đó có sử dụng thuốc kháng virus Remdesivir mà Anh vừa công bố tiếp tục thử nghiệm lâm sàng sau khi bước đầu đạt kết quả khả quan. Cũng theo WHO, tổ chức này sẽ đánh giá cả những nghiên cứu khác về hiệu quả của thuốc sốt rét trong điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Trước đó ngày 25/5 một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí y học The Lancet của Anh cho thấy, bệnh nhân COVID-19 được chọn ngẫu nhiên để hydroxychloroquine (HCQ) có tỷ lệ tử vong cao hơn và tần số nhịp tim không đều cao hơn so với các bệnh nhân sử dụng phác đồ khác trong điều trị bệnh COVID-19.

WHO dừng thử nghiệm thuốc sốt rét trong điều trị COVID-19

WHO dừng thử nghiệm thuốc sốt rét trong điều trị COVID-19

Tình hình dịch bệnh COVID-19 ngày 27/5

Theo thông tin ban tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp, thống kê của trang worldometers.info tính đến 8 giờ 30 ngày 27/5 cho thấy, tổng số người mắc COVID-19 trên toàn thế giới là 5.681.655 người, trong đó có 352.156 ca tử vong, 2.430.517 ca phục hồi. Mỹ vẫn là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất, với 1.725.275 ca, và số ca tử vong đã lên tới 100.572 ca.

Dịch bệnh đến nay đã xuất hiện và lây lan ở 215 quốc gia và vùng lãnh thổ. Châu Âu vẫn là khu vực có số ca mắc cao nhất thế giới với 1.934.081 ca, trong đó có 169.601 ca đã tử vong và 912.558 ca phục hồi. Nga vẫn là nước châu Âu bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch bệnh với 362.342 ca, tiếp theo là Tây Ban Nha 283.339 ca và Anh là 265.227 ca. Trong 24 giờ qua, châu Âu ghi nhận thêm 16.085 ca mắc mới và thêm số ca tử vong là 1.086 ca.

Việt Nam đã 41 ngày không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng. Công tác nghiên cứu vắc xin phòng ngừa vẫn đang được các chuyên gia nghiên cứu. Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cảnh báo gười dân cần luôn nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của cơ quan chức năng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

Nguồn: Y tế Việt Nam tổng hợp (Baotintuc.vn, Bnews...)