Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus SARS-CoV-2 đang hoành hành trên khắp thế giới, đặc biệt là tại Mỹ và các quốc gia Châu Âu.
- Phòng dịch COVID-19: Có tiếp tục cách ly toàn xã hội không?
- 01 Bệnh nhân COVID-19 xuất viện dương tính trở lại, 50 người tiếp xúc gần
- Hạ Lôi tỉnh Vĩnh Phúc trở thành ổ dịch COVID-19 phức tạp nhất hiện nay
Nỗ lực chạy đua tìm vắc xin và thuốc điều trị COVID-19
Trong bối cảnh đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng nhiều quốc gia và các viện nghiên cứu đang nỗ lực chạy đua tìm thuốc điều trị và vaccine phòng ngừa.
Cuộc đua tìm thuốc và vắc xin phòng bệnh COVID-19
Theo tin tức Y tế tổng hợp, kể từ cuối tháng 3, WHO đã chọn một số quốc gia, trong đó Na Uy, Tây Ban Nha và Malaysia, để tiến hành các thử nghiệm lâm sàng nhằm đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc tiềm năng trong điều trị bệnh nhân COVID-19. Bốn loại thuốc được tiến hành thử nghiệm gồm:
- Remdesivir (một loại thuốc ức chế enzyme cần thiết cho virus sao chép bộ gen của nó, từng thử nghiệm điều trị Ebola);
- Cloroquine hoặc Hydroxychloroquine là thuốc chống sốt rét;
- Ritonavir và Lopinavir là thuốc ức chế HIV;
- Ritonavir, Lopinavir và interferon beta là một peptide kháng virus.
Thử nghiệm này sẽ so sánh mức độ an toàn và hiệu quả của 4 loại thuốc riêng biệt hoặc phối hợp các loại thuốc với nhau chống lại COVID-19. Cuộc thử nghiệm này có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp cắt giảm đáng kể thời gian cần thiết nhằm xác định tác dụng của những loại thuốc này đối với bệnh nhân mắc COVID-19.
Ngoài ra hàng trăm cuộc thử nghiệm lâm sàng khác trên toàn thế giới cũng đã được tiến hành nhằm chứng minh tác dụng của các loại thuốc trong điều trị COVID-19. Các nghiên cứu hiện chủ yếu xoay quanh 2 nhóm thuốc là Remdesivir và nhóm thuốc chống sốt rét gồm Chloroquine và Hydroxychloroquine.
Trong khi đó tại Nhật Bản, công ty Fujifilm Holdings (Nhật Bản) gần đây cũng bắt đầu thử nghiệm y tế để xác định tính hiệu quả của thuốc trị cúm Avigan trong điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 sau khi phương pháp tương tự tại Trung Quốc đem lại những kết quả khả quan. Đại diện Fujifilm Holdings cho biết đến cuối tháng 6 năm nay, 100 bệnh nhân ở độ tuổi từ 20 đến 74 tuổi với những triệu chứng nhẹ sẽ tham gia quá trình thử nghiệm kéo dài tối đa 14 ngày. Tuy nhiên, thử nghiệm này không được tiến hành trên phụ nữ mang thai do các tác dụng phụ của Avigan.
Bên cạnh việc thử nghiệm các loại thuốc, việc nghiên cứu và bào chế vắc xin phòng bệnh cũng đang được các chuyên gia tiến hành. Theo WHO, hiện có 70 loại vaccine đang được phát triển trên toàn cầu, trong đó có 3 loại đã được thử nghiệm lâm sàng trên người.
Tuy rất cấp bách song việc nghiên cứu, phát triển vaccine phòng virus SARS-CoV-2 không thể được tiến hành một cách vội vã mà phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy trình để bảo đảm tính hiệu quả và an toàn của những vaccine này.
Các nhà khoa học nỗ lực chạy đua tìm vắc xin và thuốc điều trị COVID-19
Tình hình tại Việt Nam
Là một nước cũng đang chịu sự ảnh hưởng của dịch COVID-19, ngay từ rất sớm Việt Nam đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh do virus corona chủng mới gây ra, trong đó có việc bắt tay vào nghiên cứu về loại virus nguy hiểm này. Theo thông tin ban tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu, Việt Nam là quốc gia thứ tư trên thế giới nuôi cấy phân lập thành công virus SARS-CoV-2. Thành công này sẽ giúp các nhà khoa học rút ngắn khoảng cách, tạo tiền đề trong việc nghiên cứu và phát triển vaccine trong tương lai, cũng như đưa ra các biện pháp dự phòng hiệu quả hơn. Chính mẫu virus SARS-CoV-2 nuôi cấy thành công đã được sử dụng làm mẫu chuẩn trong sản xuất các bộ sinh phẩm xét nghiệm nhanh virus này, góp phần giúp Việt Nam tiến hành xét nghiệm hàng chục nghìn trường hợp nghi nhiễm bệnh.
Hiện nay nước ta đang tích cực triển khai một số nhóm giải pháp, biện pháp trong điều trị bệnh COVID-19, trong đó có việc chiết tách huyết tương từ mẫu máu của những người đã khỏi bệnh COVID-19 để nghiên cứu, sử dụng điều trị các ca bệnh mắc COVID-19 nặng.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế Việt Nam cũng đang nghiên cứu đánh giá tính an toàn và hiệu quả của việc dùng thuốc Chlroquine điều trị COVID-19, qua đó có quyết sách phù hợp trong phác đồ điều trị người bệnh nhiễm virus SARS-CoV-2 ở Việt Nam. Những nghiên cứu như vậy, cùng những kinh nghiệm thực tế trong kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh lây lan ở Việt Nam, chính là đóng góp của Việt Nam trong công cuộc chung của thế giới tìm vũ khí hiệu quả khắc chế virus "tử thần" SARS-CoV-2.
Theo thông tin ban tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp, hiện nay dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Trong khi chưa tìm được vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị, tất cả mọi người dân cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Nguồn: Y tế Việt Nam tổng hợp (từ báo Kinh tế đô thị).