Trung Quốc thử nghiệm thành công vắc xin ngừa COVID-19 trên 100 người

Các nhà khoa học tại Trung Quốc đang phát triển một loại vắc xin phòng ngừa COVID-19, thử nghiệm sớm trên hơn 100 người cho kết quả an toàn và tạo ra phản ứng miễn dịch.

Ngày 23/05/2020, 06:09:20   Tác giả : Bích Nhuần    Lượt xem: 1167

Loại vắc xin đang được thử nghiệm có tên Ad5-nCoV được phát triển bởi Công ty sinh học CanSino, là một trong những loại vắc xin ngừa COVID-19 được thử nghiệm sớm trên người từ tháng 3.

Trung Quốc thử nghiệm vắc xin ngừa COVID-19

Trung Quốc thử nghiệm vắc xin ngừa COVID-19

Theo tin tức Y tế mới nhất tổng hợp, tính đến nay trên toàn thế giới có hơn 100 loại vắc xin ngừa virus SARS-CoV-2 khác nhau đang được phát triển trên toàn thế giới, ít nhất có 8 loại đang trong quá trình thử nghiệm ở người.

Trung Quốc thử nghiệm vắc xin phòng ngừa COVID-19 trên người

Theo các nhà khoa học, vắc xin Ad5-nCoV sử dụng phiên bản suy yếu của một loại virus cảm lạnh thông thường (được gọi là adenovirus) – loại virus này lây nhiễm vào tế bào người nhưng không gây bệnh - để cung cấp một đoạn vật liệu di truyền từ virus SARS-CoV-2. Các nhà nghiên cứu cho biết, vật liệu di truyền này cung cấp các hướng dẫn để tạo ra "protein tăng đột biến" trên bề mặt của SARS-CoV-2. Theo các chuyên gia, ý tưởng của nghiên cứu này là hệ thống miễn dịch của người sẽ tạo ra các kháng thể chống lại protein tăng đột biến, giúp chống lại virus gây bệnh COVID-19 nếu sau đó người được tiêm phòng tiếp xúc với nó.

Theo thông tin được đăng tải trên tạp chí The Lancet vào ngày 22/5, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm Ad5-nCoV trên 108 người khỏe mạnh ở các độ tuổi khác nhau từ 18 đến 60 tuổi không mắc Covid-19. Những người tham gia được tiêm vaccine liều thấp, trung bình hoặc cao.

Kết quả sau hai tuần sau khi tiêm vắc xin này cho thấy, những người tham gia ở cả ba nhóm cho thấy mức độ đáp ứng miễn dịch với virus. Đến 28 ngày, gần như tất cả những người tham gia thử nghiệm đã phát triển các kháng thể liên kết với SARS-CoV-2, nhưng không nhất thiết phải tấn công virus. Khoảng một nửa số người tham gia trong các nhóm liều thấp và trung bình và 3/4 người tham gia trong nhóm liều cao đã phát triển "kháng thể trung hòa", liên kết và vô hiệu hóa virus để ngăn chặn nó lây nhiễm vào các tế bào.

Các tác dụng phụ phổ biến nhất ở những người tham gia thử nghiệm là đau nhẹ tại chỗ tiêm, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu và đau cơ, nghiên cứu cho biết.

Trong số những người tham gia có chín người (hai ở nhóm liều thấp, hai ở nhóm liều trung bình và năm ở nhóm liều cao) bị sốt hơn 38,5 độ C và một người tham gia nhóm liều cao đã phát triển sốt cao cùng với mệt mỏi, khó thở và đau cơ. Tuy nhiên những hiệu ứng này kéo dài không quá 48 giờ.

Ông Wei Chen tác giả của nghiên cứu cao cấp Viện Công nghệ sinh học Bắc Kinh, Trung Quốc cho biết, kết quả thử nghiệm lần này đánh dấu cột mốc quan trọng, tuy nhiên cần được giải thích thận trọng. Những thách thức trong việc phát triển vaccine Covid-19 là chưa từng có và khả năng kích hoạt các phản ứng miễn dịch này không nhất thiết chỉ ra rằng vaccine sẽ bảo vệ con người khỏi Covid-19.

Giai đoạn hai vắc xin sẽ được thử nghiệm trên 500 người tham gia. Những người này sẽ được tiêm vaccine liều thấp, trung bình, hoặc giả dược.

Trung Quốc thử nghiệm vắc xin ngừa COVID-19 trên người

Trung Quốc thử nghiệm vắc xin ngừa COVID-19 trên người

Nhiều nghiên cứu khả quan về vắc xin ngừa COVID-19 trên thế giới

Nhiều nhà nghiên cứu ở các nước khác cũng đã công bố những phát triển đầy hứa hẹn trong việc nghiên cứu vắc xin ngừa COVID-19. Tại Anh, các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford, Anh tuyên bố vaccine của họ mang tên ChAdOx1-nCov19 sẽ được thử nghiệm lâm sàng với hơn 10.000 người, và có thể có sản phẩm sớm nhất vào tháng 9 tới.

Tại Mỹ, Công ty Công nghệ sinh học Moderna, Mỹ thông báo, 45 tình nguyện viên đã được tiêm liều vaccine thử nghiệm của họ mang tên mRNA-1273. Kết quả cho thấy người được tiêm đã phát triển các kháng thể trong vòng 15 ngày và mức độ kháng thể nhìn thấy trong máu của họ có thể so sánh với người đã hồi phục sau khi mắc Covid-19.

Theo thông tin ban biên tập Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp, tại Việt Nam, các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu và thử nghiệm vắc xin ngừa COVID-19 trên chuột. Các nhà khoa học trên thế giới vẫn đang nỗ lực nghiên cứu để sớm phát triển thành công vắc xin ngừa COVID-19, căn bệnh đang hoành hành tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn tổng hợp. (Theo Báo Nhân dân).