Tìm hiểu về bệnh thủy đậu và cách phòng ngừa tốt nhất

Bệnh thủy đậu là một trong những bệnh ngoài da có khả năng lây lan nhanh ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Ngày 23/09/2017, 09:12:04   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 893

Bệnh thủy đậu rất dễ phát triển thành dịch nên con người cần có các kiến thức hiểu biết để phòng tránh ngăn ngừa bệnh nhất là khi thời tiết giao mùa.

Bệnh thủy đậu là bệnh gì?

Bệnh thủy đậu được biết đến là căn bệnh truyền nhiễm do vius Varicella Zoster hoặc vius chickenpox gây ra, chỉ trong một thời gian ngắn có thể bùng phát thành dịch đặc biệt vào mùa xuân. Hầu như bệnh không  gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người nhưng khi bệnh nặng sẽ có những biến chứng vô cùng phứ tạp gây hại cho sức khỏe đặc biệt đối tượng là trẻ em. Bởi vậy một khi phát hiện các triệu chứng bệnh người bệnh cần được chăm sóc đưa đến các cơ sở y tế kịp thời để chữa trị và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Người lớn cũng có thể mắc bệnh thủy đậu

Người lớn cũng có thể mắc bệnh thủy đậu

Bên cạnh đó vì bệnh có khả năng lây lan bùng phát thành đại dịch trên diện rộng nên người dân cần trang bị kiến thức phòng tránh, can thiệp sớm rất quan trọng.

Đối tượng dễ mắc bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là bệnh chuyên khoa khác với bệnh tay chân miệng, thủy đậu có thể mắc bệnh ở các đối tượng không kể người lớn hay trẻ nhỏ. Hầu như ở mọi độ tuổi đều có thể mắc bệnh thủy, có thể tái mắc lại khi người bệnh có hệ miễn dịch yếu kém hoặc bị bội nhiễm.

Vào mùa xuân chính là thời điểm bệnh thủy đậu dễ bùng phát thành dịch và có những diễn tiến phức tạp. Bệnh thủy đậu có khả năng lây lan trong cộng đồng bởi do siêu vi virus Varicella Zoster Virus gây ra.

Bệnh thủy đậu lây qua những con đường nào?

Bệnh thủy đậu chủ yếu lây qua đường hô hấp do vi khuẩn bị phát tán trong không khí. Người lành dễ mắc bệnh khi hít, nuốt phải giọt nước bọt bắn ra từ người bệnh nhất là đối với trẻ em.

Ngoài ra bệnh có thể lây lan tiếp xúc trực tiếp bởi các bọng nước bị vỡ ra hoặc lây từ các vùng da bị tổn thương, các vết loét của người bệnh. Khi nằm chung giường, mặc quần áo, dùng chung đồ cá nhân… cũng có thể lây bệnh. Đối với những người phụ nữ đang trong quá trình thai kì nếu không may bị nhiễm bệnh có thể truyền bệnh qua nhau thai cho thai nhi.

Nhận biết triệu chứng của bệnh thủy đậu

Khi  mắc bệnh thủy đậu người bệnh sẽ có các triệu chứng, biểu hiện như sốt, đau đầu, đau cơ,… ở một số trẻ em có thể không có các triệu chứng biểu hiện như vậy.

Sau thời gian ủ bệnh  người bệnh sẽ xuất hiện các “nốt rạ” trên cơ thể, chỉ trong vòng 24 giờ những nốt tròn nhỏ này sẽ phát triển thành các nốt mụn nước, bóng nước khắp toàn thân hoặc có thể mọc rải rác khắp cơ thể khi bệnh nhẹ hơn. Bệnh thủy đậu ở mức bình thường các mụn nước sẽ vỡ ra, khô đi và đóng vảy sau 2, 3 ngày và có thể hoàn toàn tự khỏi trong vòng 4-5 ngày.

Đối với trẻ em, bệnh thủy đậu thường kéo dài khoảng 5-10 ngày nên phải nghỉ học ở trường lớp để nghỉ ngơi điều trị bệnh và tránh lây lan cho các bạn khác.

Cách phòng tránh bệnh thủy đậu

Hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh thủy đậu nên bố mẹ cần chủ động đưa con đi tiêm phòng vắc xin ở các cơ sở y tế gần nhất. Đây chính là biện  pháp an toàn và hiệu quả nhất có thể bảo vệ con người cả cuộc đời với hiệu quả trên 97%.

Bệnh thủy đậu thường gặp ở trẻ nhỏ nhiều hơn người lớn

Bệnh thủy đậu thường gặp ở trẻ nhỏ nhiều hơn người lớn

Tiêm mũi thủy đậu cho  các đối tượng trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên, tiêm mũi 2 nhắc lại cách mũi 1 từ 6 tuần trở đi. Không nên tiêm hai mũi quá gần tối thiểu là 4 tuần. Đối với phụ nữ đang mang thai không nên tiêm vắc xin thủy đậu, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng.

Bệnh thủy đậu tuy là bệnh lành tính nhưng nếu không chăm sóc điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như viêm màng nào, xuất huyết, viêm gan, nhiễm trùng… ngoài ra có thể ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con ngườ. Bởi vậy cần có biện pháp phòng tránh bảo vệ kịp thời trước khi xảy ra dịch bệnh.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn