Bệnh thủy đậu là bệnh chuyên khoa truyền nhiễm nguyên nhân do nhiễm virus Varicella Zoster gây ra và bệnh thường bùng phát vào vào mùa xuân hè. Người bị bệnh thủy đậu nếu không được chăm sóc vả điều trị đúng cách có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
- 11 Học sinh trung học ở Điện Biên bị ong rừng đốt phải nhập viện
- Dịch sốt xuất huyết lan rộng, Bệnh viện Tuệ Tĩnh mở khu tiếp nhận
- Kỳ lạ: Thả muỗi vằn để chống sốt xuất huyết lây lan
Điều dưỡng viên hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân thủy đậu tại nhà
Để có những biện pháp chăm sóc bệnh nhân thủy đậu tại nhà hiệu quả thì bệnh nhân cũng như người nhà người bệnh cần nắm được những dấu hiệu đặc trưng của bệnh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu
Các chuyên gia Y tế đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì khi bị thủy đậu ở giai đoạn toàn phát bệnh nhân có dấu hiệu sốt, đau đầu, đau cơ, một số trường hợp bệnh nhân mắc thủy đậu, đặc biệt là trẻ em thường không có dấu hiệu gì cảnh báo.
Khi mắc bệnh thủy đậu người bệnh sẽ phát ban, nổi những nốt được dân gian gọi là “nốt rạ”. Đặc điểm đặc trung của những nốt này là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12 - 24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành các mụn nước hay các bóng nước.
Theo những tin tức y tế mới nhất, nốt rạ có thẩ xuất hiện toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể, số lượng trng bình khoảng 100 - 500 nốt. Thường thì những nốt mụn này sẽ khô đi và tự khỏi hoàn toàn trong 4 - 5 ngày. Ở trẻ em, thủy đậu thường kéo dài khoảng 5 - 10 ngày dẫn đến việc trẻ em phải nghỉ học.
Nốt rạ là dấu hiệu đặc trưng của bệnh thủy đậu
Một điều may mắn chính là bệnh thủy đậu là căn bệnh tương đối lành tính và có thể điều trị tại nhà, tuy nhiên nếu không biết cách chăm sóc bệnh nhân thủy đậu cũng rất dễ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
Điều dưỡng viên hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân thủy đậu
Đối với trẻ nhỏ: Vì đây là căn bệnh có tính lây lan mạnh nên khi trẻ bị thủy đậu, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là cách lý trẻ cho đến khi trẻ khỏi hẳn. Trong quá trình chăm sóc cha mẹ nên chú ý bổ sung thêm vitamin C, nhỏ mũi 2 lần/ngày cho trẻ. Mặc quần áo mềm thấm hút mồ hôi, hạn chế làm xây xát những nốt phỏng nước trên da của trẻ, nên để trẻ cắt móng tay, giữ móng tay trẻ sạch hoặc có thể dùng bay tay vải để bao lại tay của trẻ để hạn chế tình trạng trẻ bị nhiễm trùng da thứ phát do trẻ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước.
Khi bạn cần tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu bạn cũng nên đeo khẩu trang, rủa sạch rửa tay ngay bằng xà phòng. Đặc biệt là những phụ nữ mang thai tuyệt đối nên tránh tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh thủy. Điều đánh lưu tâm nhất tropng quá trình chăm sóc bệnh nhân thủy đậu chính là hạn chế tối đa các nốt thuỷ đậu vì dễ gây bội nhiễm và có thể tạo thành sẹo tồn tại lâu dài.
Chăm sóc bệnh nhân thủy đậu cần phải để bệnh nhân nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời, thời gian cách ly là khoảng 7 đến 10 ngày từ lúc xuất hiện những nốt phát ban cho đến khi những nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn (đối với người lớn thì nên nghỉ làm còn đối với học sinh thì cần phải nghỉ học).
Nên cắt móng tay để hạn chế làm xây xát nốt phỏng
Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân thủy đậu mà bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau thông thường nhưng phải theo hướng dẫn của Bác sĩ chuyên khoa, có thể cho bệnh nhân thủy đậu sử dụng kháng sinh trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng: nốt rạ có mủ, tấy đỏ vùng da xung quanh...
Khi chăm sóc bệnh nhân thủy đậu thấy bệnh nhân có biểu hiện khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hay có những nốt xuất huyết trên nốt rạ thì hãy nhành chóng đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.
Sau khi bệnh nhân khỏi bệnh thì cần tiến hành vệ sinh phòng bệnh của bệnh nhân bằng cách lau sàn phòng, bàn ghế, tủ giường, đồ chơi của người bệnh hàng ngày bằng nước Javel, hoặc dung dịch Cloramin B, sau đó rửa lại bằng nước sạch để hạn chế tình trạng lây nhiễm.
Mong rằng qua bài viết này, mọi người đã có thêm kiến thức về cách chăm sóc bệnh nhân thủy đậu tại nhà sao cho hiệu quả.
Ngọc Mai – Ytevietnam.net.vn