Thuốc xanh trị thủy đậu nên chọn loại nào?

Lựa chọn thuốc xanh trị thủy đậu được nhiều bệnh nhân quan tâm về chất lượng hiệu quả điều trị bệnh giúp chăm sóc người bệnh tốt hơn.

Ngày 04/10/2017, 09:04:42   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 851

Điều trị bệnh thủy đậu điều quan trọng nhất cần làm sạch, vệ sinh thân thể đúng cách để hồi phục sức khỏe tốt nhất cho bệnh nhân.

Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu do chủng virus varicella-zoster gây ra ở mọi độ tuổi, giới tính. Thủy đậu thường gặp ở trẻ em từ  5-9 tuổi, ngay cả người lớn cũng có thể mắc bệnh. Đới với trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn nếu bị nặng có thể xảy ra các biến chứng nặng nề, nguy cơ tử vong cao.

Thủy đậu thuộc dạng bệnh chuyên khoa nhưng hiện tại chưa có thuốc đặc trị mà tập trung vào điều trị các triệu chứng cho đến khi hồi phục hẳn. Bệnh có thể dễ dàng lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp. Chỉ cần nói chuyện, người bệnh ho, hắt hơi, sổ mũi các virus sẽ theo bụi nước phát tán trong không khí và lây bệnh cho người khác. Vậy có nên dùng thuốc xanh trị bệnh thủy đậu hay không?

Thuốc xanh trị thủy đậu có hiệu quả không?

Thuốc xanh trị thủy đậu có hiệu quả không?

Thuốc xanh trị bệnh thủy đậu ra sao?

Thuốc xanh trị bệnh thủy đậu chính là sử dụng thuốc điều trị các triệu chứng biểu hiện của bệnh. Các bác sĩ thường kê xanh Metylen một loại thuốc có tính sát khuẩn nhẹ nồng độ 1% để thoa lên các nốt mụn nước. Ngoài ra bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin như: chlopheniramin, loratadine…để chống ngứa và tránh gãi làm trầy xước, vỡ các nốt thủy đậu.

Ngoài ra nếu bệnh nhân có những biểu hiện như sốt cao nên sử dụng paracetamol, acetaminophen để giảm đau, hạ sốt nhưng tuyệt đối không sử dụng aspirin hoặc thuốc có chứa thành phần aspirin để tránh xảy ra hội chứng Reye có thể gây ra tử vong cao cho bệnh nhân.

Khi thực hiện điều trị bệnh thủy đậu cần cách ly bệnh nhân, ở phòng rộng rãi thoáng mát có ánh sáng đầy đủ, không nên kiêng nước, kiêng gió như quan niệm xưa mà cần sử dụng nước ấm để vệ sinh thân thể cho người bệnh. Mỗi ngày nên nhỏ mắt từ 2-3 lần cho bệnh nhân. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ vitami khoáng chất, chất đạm… để tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân.

Đối với các trường hợp bệnh nhân bị nặng có thể sử dụng thuốc đặc trị kháng virus phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra như viêm màng nào, viêm phổi, biến chứng nội tạng. Các bệnh nhân có thể sử dụng thuốc kháng virus như phụ nữ có thia, bệnh nhân nhiễm HIV có hệ miễn dịch suy yếu, người mới ghép tạng, sử dụng corticoid dài ngày

Các biện pháp phòng ngừa bệnh thủy đậu

Khi gia đình có thành viên bị bệnh thủy đậu cần được cách ly nhanh chóng để tránh lây lan rộng ra cho cộng đồng.

Cần điều trị bệnh thủy đậu đúng cách

Cần điều trị bệnh thủy đậu đúng cách

Tạo miễn dịch thụ động cho mọi người bằng cách tiêm globin miễn dịch như VZIG (Herpes – Zoster immune globin) hay HZIP (Herpes – Zoster immune plasma) cho những người suy giảm miễn dịch sau khi tiếp xúc trực tiếp với người bị thủy đậu. Đối với các đối tượng như: trẻ dưới 15 tuổi chưa bị thủy đậu chưa được phòng ngừa, trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm thủy đậu trước khi sinh 5 ngày và chỉ cần 1 liều thuốc duy nhất.

Tạo hệ miễn dịch chủ động bằng cách tiêm vaccin để ngừa thủy đậu là giải pháp hiệu quả nhất hiện nay.  Bởi vì chưa có thuốc đặc trị thủy đậu mà chỉ tập trung điều trị các triệu chứng của bệnh. Khi tiêm phòng vắc xin thủy đậu sẽ tạo sự miễn nhiễm cả đời, an toàn không để lại tác dụng phụ. Đối với trẻ em nên tiêm 2 mũi, một mũi đầu tiên tiêm lúc trẻ được 1 tuổi, mũi thứ 2 lúc 4 tuổi. Đối với người lớn chưa bị thủy đậu, có thể tiêm phòng vào bất cứ lúc nào.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn