Theo nhận định của các Bác sĩ Y học cổ truyền Ngô Thị Minh Huệ đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, phần lớn các trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc thuốc Đông Y là do sử dụng thuốc y học cổ truyền không đúng, nhưng khi thấy dấu hiệu bất thường thì không điều trị. Chỉ đến khi, tình trạng của người bệnh thường đã rất nặng: rối loạn đông máu, tổn thương gan thận, viêm gan do nhiễm độc, suy thận vô niệu... Đã có rất nhiều bệnh nhân tử vong vì sử dụng thuốc điều trị Đông Y.
Thuốc Đông Y có thực sự an toàn hơn thuốc Tây Y?
Không tự ý sử dụng thuốc Đông Y để điều trị bệnh
Không thể phủ nhận được những ưu điểm của thuốc Y học cổ truyền và YHCT có thể điều trị được một số bệnh mạn tính mà Tây y gặp khó khăn. Việc kết hợp Đông Tây y hay Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là một trong những phương châm chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của ngành y tế Việt Nam trong những năm tới.
Cũng theo chia sẻ của Bác sĩ Huệ, việc điều trị và chẩn đoán cho những bệnh nhân này thường rất khó khăn, bởi khó tìm được nguyên nhân thực sự gây bệnh cũng như khó xác định được độc tố gây bệnh. Nguyên nhân chính là do mỗi bài thuốc Đông Y lại có rất nhiều vị và mỗi vị lại có Dược tính cũng như Độc tính khác nhau nên nếu kết hợp không đúng thì Độc tính của thuốc sẽ tăng cao gây ngộ độc cho người sử dụng.
Khi điều trị bằng YCHT bệnh nhân cũng cần hết sức thận trọng để hạn chế những Độc tính của thuốc cũng như hạn chế mắc thêm bệnh vào người. Nếu muốn uống thuốc y học cổ truyền, lời khuyên của Bác sĩ Ngô Minh Huệ dành cho bạn chính là bạn hãy đến các cơ sở chuyên ngành học cổ truyền, các khoa y học cổ truyền trong hệ thống y tế công hoặc các cơ sở y học cổ truyền tin cậy, có giấy phép hành nghề của các cơ quan có thẩm quyền để khám và chữa bệnh. Bệnh nhân cũng cần tuân thủ quy tắc điều trị cũng như chế độ ăn uống để thuốc phát huy tối đa hiệu quả điều trị.
Không tự ý sử dụng thuốc Đông Y để điều trị bệnh
Thuốc Y học cổ truyền an toàn nhưng sao vẫn dị ứng?
Cũng như thuốc tân Dược, thuốc Y học cổ truyền cũng có những tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị bệnh, thậm chí có thể gây chết người. Thuốc Y học cổ truyền có thể gaayy ngộ độc bởi một số nguyên nhân sau đây:
Bệnh nhân bị dị ứng một hoặc nhiều chất có trong thành phần của thuốc Đông Y do yếu tố cơ địa. Phản ứng dị ứng với thuốc Đông Y của bệnh nhân cũng nặng nề như đối với các loại thuốc tân Dược. Tuy nhiên chúng có phần nguy hiểm hơn so với ngộc độc thuốc tân Dược, vì thuốc y học cổ truyền thường là một hỗn hợp gồm rất nhiều chất khác nhau nên rất khó xác định dị nguyên cụ thể mà chỉ có thể điều trị triệu chứng.
Bệnh nhân dùng quá liều thuốc Y học cổ truyền (nguyên nhân này thường do bệnh nhân tự ý dùng thuốc theo những bài thuốc dân gian truyền miệng mà không có chỉ định của các Bác sĩ chuyên khoa).
Ngoài ra, còn có rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân tử vong vì sử dụng thuốc Đông Y không đúng cách như:
- Do trình độ hoặc do khám xét không kỹ, thầy thuốc Đông Y kê đơn không chuẩn.
- Do chất lượng thuốc không bảo đảm, còn tồn du nhiều hóa chất độc hại hoặc do chế biến không đúng nên Độc tính của thuốc tăng cao.
Thuốc Y học cổ truyền an toàn nhưng sao vẫn dị ứng?
Làm gì để hạn chế những tai biến mà thuốc Đông Y gây ra cho người bệnh
Để ngăn ngừa những tai biến có thể xảy ra do sử dụng thuốc Đông Y, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ quá trình điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc, không tùy tiện sử dụng thuốc y học cổ truyền khi không có chỉ định, không tự ý nâng liều và kéo dài ngày dùng thuốc trong đợt điều trị của mình.
Theo giảng viên Y học cổ truyền Sài Gòn một số bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian bệnh nhân có thể sử dụng nhưng tốt nhất nên hạn chế tối đa và vẫn nên sử dụng khi có chỉ định của các Bác sĩ chuyên khoa. Khi sử dụng, nếu bệnh nhân thấy bất kỳ dấu hiệu nào cần phải dừng lại thuốc ngay và báo lại cho thầy thuốc biết để xử trí kịp thời.
Việc sử dụng thuốc Tây Y hay thuốc Đông Y đều phải hết sức thận trọng để hạn chế tối đa những tác dụng phụ mà thuốc gây ra và việc điều trị bằng Đông y hay Tây y hoặc điều trị Đông - Tây y kết hợp cần phải có sự theo dõi chặt chẽ của các thầy thuốc.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn