Thời gian ủ bệnh thủy đậu trong bao lâu là câu hỏi của nhiều người trước khi bệnh phát tác trên cơ thể và có thể diễn tiến nặng nếu không được điều trị đúng cách.
- Thuốc xanh trị thủy đậu nên chọn loại nào?
- Bệnh thủy đậu nên bôi thuốc gì an toàn và hiệu quả nhất?
- Cách phòng chống bệnh thủy đậu cho bà bầu như thế nào?
Bệnh thủy đậu là gì?
Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu do một loại virus có tên Varicella Zoster gây ra. Bệnh có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào và phần lớn tập trung vào những trẻ em có độ tuổi từ 5-9 tuổi. Đối với người lớn và trẻ em dưới 5 tuổi khi mắc bệnh sẽ xảy ra những biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng con người mặc dù bệnh không mấy nghiêm trọng. Những đối tượng nào có thể mắc bệnh, thời gian ủ bệnh thủy đậu trong bao lâu? Bệnh lây lan như thế nào…là các câu hỏi cần được giải đáp thỏa đáng.
Thời gian ủ bệnh thủy đậu kéo dài từ 2-3 tuần
Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh?
Bệnh thủy đậu có thể mắc bệnh ở những đối tượng nào? Mỗi người chỉ mắc bệnh một lần trong đời và đối với những người có hệ suy giảm miễn dịch sẽ dễ mắc bệnh lần thứ 2. Ở người lớn và trẻ dưới 5 tuổi sẽ có các biến chứng như viêm phổi, viêm não ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Bà bầu cũng dễ mắc bệnh nếu chưa được tiêm phòng và sẽ ảnh hưởng tới cấu trúc, sức khỏe thai nhi, trẻ sinh ra sẽ bị các dị tật bẩm sinh. Vậy thời gian ủ bệnh thủy đậu có lâu không?
Thời gian ủ bệnh thủy đậu trong bao lâu?
Thời gian ủ bệnh thủy đậu thường kéo dài từ khoảng 2-3 tuần, đối với người có hệ miễn dịch kém thời gian ủ bệnh sẽ ngắn hơn từ khi bị virus thủy đậu xâm nhập vào cơ thể. ở giai đoạn ủ bệnh người bệnh vẫn cảm thấy bình thường khỏe mạnh nhưng ở cuối thời kì ủ bệnh sẽ bắt đầu có những triệu chứng bệnh thủy đậu như mệt mỏi, đau nhức người. Bởi vậy người bệnh sẽ khó để xác định các biểu hiện của bệnh cho đến khi bệnh phát ra trên cơ thể.
Bệnh thủy đậu lây lan như thế nào?
Thủy đậu thuộc dạng bệnh chuyên khoa truyền nhiễm có thể dễ dàng lây bệnh cho người khác thông qua con đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Các nốt mụn thủy đậu có chứa dịch trong nếu bị vỡ ra rât dễ lây cho người khác khi lau dọn phòng, bôi thuốc, giặt giũ quần áo… nếu trực tiếp chạm vào các nốt mụn khả năng lây nhiễm rất cao. Không những vậy chỉ cần nói chuyện với người bệnh, ho, hắt hơi, sổ mũi cũng có nguy cơ lây nhiễm cao bởi các virus phát tán trong không khi qua các bụi nước của người bệnh.
Cần phòng ngừa bệnh thủy đậu lây lan trong cộng đồng
Ngay từ khi bắt đầu phát bệnh ở giai đoạn đầu thủy đậu đã có nguy cơ lây nhiễm cao cho tới khi các nốt mụn nước khô lại, đóng vẩy. Đặc biệt nguy cơ lây nhiễm mạnh khi người bệnh đang bị chảy nước mũi trước khi phát ban vài ngày. Khoảng 1 tuần cho đến 10 ngày sau nguy cơ lây bệnh mới giảm dần. Đối với những người chưa từng mắc bệnh chưa tiêm phòng vắc xin nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao. Bởi vậy để phòng ngừa bệnh thủy đậu hiệu quả nhất nên tiêm phòng vắc xin cho đối tượng là trẻ em, người lớn, phụ nữ trước khi mang thai 2-3 tháng. Tránh xa các nguồn bệnh những nơi đông người nhu bến tàu, bến xe, chợ,… trong thời điểm có dịch để tránh bị lây nhiễm bệnh.
Bệnh thủy đậu hiện nay trên thị trường chưa có thuốc đặc trị mà tập trung vào điều trị triệu chứng bệnh nên cần thực hiện tiêm chích vắc xin đầy đủ để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn