Tại sao ăn trứng cóc lại có thể ngộ độc và tử vong?

Cóc vốn có chứa lượng lớn protein, vitamin và khoáng chất thế nên sẽ là món ăn siêu bổ dưỡng, hỗ trợ điều trị suy dinh dưỡng, chống còi xương nhưng cũng chứa nhiều độc tố chết người.

Ngày 05/05/2018, 09:15:25   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 1963

Vậy ngộ độc trứng cóc nguy hiểm như thế nào ? Cách xử lý trường hợp ngộ độc này ra sao? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Bác sĩ giảng viên đến từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để cùng tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách xử lý khi bệnh nhân bị ngộ độc trứng cóc.

Tại sao ăn trứng cóc lại có thể ngộ độc và tử vong?

Tại sao ăn trứng cóc lại có thể ngộ độc và tử vong?

Độc tố nào trong cóc có thể khiến bạn tử vong vì bị ngộ độc?

Hỏi: Thưa Bác sĩ tại sao ăn trứng cóc lại có thể tử vong ?

Trả lời:

Tin tức y tế mới nhất cho thấy: Độc tố của cóc là Bufotoxin, có nhiều trong da, trứng, gan cóc. Thịt cóc không độc nhưng nếu người làm không khéo độc tố từ nhựa cóc, trứng cóc có thể dính vào thịt gây ngộ độc. Độc tố của cóc là Bufotoxin, có nhiều trong da, trứng, gan cóc. Độc tố này có thể gây ảo giác, ảo tưởng hay rối loạn nhân cách. Thịt cóc không độc nhưng nếu người làm không khéo độc tố từ nhựa cóc, trứng cóc có thể dính vào thịt gây ngộ độc. Thịt cóc chứa nhiều protein và kẽm tuy nhiên các bộ phận khác lại chứa nhiều độc tố nguy hiểm. Nếu ăn phải sẽ khiến tim đập nhanh, tăng huyết áp,...có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Nếu may mắn cứu sống bệnh nhận vẫn chịu các di chứng nặng nề như ảnh hưởng trên thần kinh, suy thận,...

Hỏi: Thưa Bác sĩ, Bác sĩ có thể cho biết khi bị ngộ độc trứng cóc bệnh nhân sẽ có các biểu hiện lâm sàng nào ?

Trả lời:

Các triệu chứng lâm sàng khi bị ngộ độc trứng cóc sẽ xuất hiện 1-2 giờ sau khi ăn. Biểu hiện trên hệ tiêu hóa gây đau bụng, ói, tiêu chảy. Trên tim mạch có mạch chậm, block nhĩ thất, trụy mạch, phần lớn tử vong là do block nhĩ thất. Bệnh nhân có thể ngừng thở do ức chế trung tâm hô hấp. Trên gan, thận gây viêm ống thận cấp, suy thận cấp, suy gan hiếm và xuất hiện trễ. Tin y tế cũng đã thông tin về điều này.

Hỏi: Các xét nghiệm nào cần làm trong trường hợp ngộ độc này ? Bệnh được chẩn đoán xác định khi nào và cần phân biệt với các tình trạng nào khác để tránh nhầm lẫn ?

Trả lời:

Các xét nghiệm cần làm:

Điện giải: Kali tăng nếu ngộ độc cấp liều lượng lớn. Calci tăng và magie giảm có thể thấy khi có rối loạn nhịp tim. Thử chức năng gan, thận.

Điện tâm đồ: nhịp tim chậm, block nhĩ thất. Cần theo dõi monitoring (nhịp nhanh thất, block nhĩ thất cấp 1,2, nhịp chậm, khoảng PR dài và QTc ngắn, dấu hiệu ngộ độc giống digoxin hay digitoxin.

Chẩn đoán xác định khi bệnh sử có ăn trứng, gan cóc. Biểu hiện lâm sàng có mạch chậm. Đồng thời kết quả xét nghiệm điện tâm đồ có nhịp tim chậm, block nhĩ thất.

Chẩn đoán phân biệt với viêm cơ tim do siêu vi và tình trạng ngộ độc digitalin.

Độc tố nào trong cóc có thể khiến bạn tử vong vì bị ngộ độc?

Độc tố nào trong cóc có thể khiến bạn tử vong vì bị ngộ độc?

Nguyên tắc điều trị khi bị ngộ độc trứng cóc chuẩn nhất

Hỏi: Nguyên tắc điều trị khi bị ngộ độc trứng cóc là gì và bệnh được xử trí như thế nào ?

Trả lời:

Nguyên tắc điều trị:

Điều trị tình huống cấp cứu.

Nhanh chóng loại bỏ độc chất.

Điều trị biến chứng

Biện pháp điều trị:

Khi gặp bệnh nhân ngộ độc trứng cóc cần sơ cứu kịp thời đúng cách để hạn chế trường hợp xấu có thể xảy ra. Sau khi ăn phải bệnh nhân sẽ bị buồn nôn, nôn, đau đầu, bụng trướng. Khi đó, cần nhanh chóng loại bỏ chất độc bằng cách gây nôn.

Điều trị tình huống cấp cứu bằng cách hồi sức hô hấp và chống sốc nếu có, sốc thường là hậu quả của rối loạn nhịp chậm nặng. Rửa dạ dày. Có thể cho nạn nhân uống than hoạt để hấp thụ độc tố trong cơ thể.

Điều trị nhịp tim chậm: Atropin liều 0,02 mg/kg, tối thiểu 0,15mg, tối đa 1mg TM. Sau đó nếu nhịp chậm thất bại với điều trị Atropin hoặc kèm rối loạn huyết động học thì dùng Epinephrin truyền TM qua bơm tiêm, liều 0,1 - 1 µg/kg/ph. Nếu thất bại với điều trị thuốc tăng nhịp tim thì đặt máy tạo nhịp tạm thời. Bệnh thường phục hồi sau 48-72 giờ. Chạy thận nhân tạo khi có suy thận cấp. Lưu ý cần theo dõi nhịp tim, ECG, dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhịp thở mỗi giờ đến khi ổn định), tri giác. Bác sĩ về bệnh chuyên khoa khuyến cáo điều này.

Hỏi: Vậy để phòng ngừa ngộ độc trứng cóc chúng ta cần lưu ý các vấn đề gì ?

Trả lời:

Để tránh tình trạng ngộ độc trứng cóc cần hạn chế ăn loại thực phẩm này. Có thể bổ sung protein bằng thịt bò, kẽm bằng các loại hải sản. Nếu có dùng thì dùng những sản phẩm được chế biến từ thịt cóc có chứng nhận của Bộ Y tế để đảm bảo chất độc không bị dính sang thịt. Nếu làm thịt cóc để ăn thì chọn những con cóc có màu xám. Lột bỏ da cóc và bỏ tất cả nội tạng của cóc, chỉ lấy phần thịt. Tránh nhựa dính vào thịt cóc, tránh làm vỡ trứng cóc và sót trứng cóc trong thịt. Nhanh chóng đưa đến bệnh viện nếu không may bị ngộ độc.

Hy vọng với những chia sẻ trên của Bác sĩ giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chúng ta đã có thêm những kiến thức cần thiết trong vấn đề ngộ độc trứng cóc để tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra.

Nguồn ytevietnam.net.vn