Vì thế hãy hiểu biết về sốt xuất huyết triệu chứng và cách điều trị để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
- Cảnh báo dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng mạnh
- Nhận biết ngay triệu chứng sốt xuất huyết để chữa trị kịp thời
- Phân biệt sốt xuất huyết và zika chính xác nhất
Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là bệnh chuyên khoa có tính chất truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng Dengue gây ra. Bệnh lây lan nhanh thông qua loại muỗi vằn hút máu từ người bị bệnh sang người khỏe mạnh. Do chưa có vacxin phòng tránh vì vậy bạn không nên chủ quan mà cần theo dõi và chẩn đoán sớm, có cách xử lí kịp thời.
Sốt xuất huyết sẽ có triệu chứng sốt cao
Triệu chứng và cách điều trị sốt xuất huyết
Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết khởi phát đột ngột nhưng sẽ trải qua 3 giai đoạn chính là:
Giai đoạn sốt nóng: Trong giai đoạn này bệnh nhân sẽ có biểu hiện sốt cao đột ngột lên tới 39 – 40 độ. Sốt liên tục trong 3-4 ngày liền mà không dứt.
Giai đoạn xuất huyết (chảy máu) bệnh thường được bộc lộ ở nhiều dạng như xuất huyết trên da đó là những vết chấm đỏ hoặc vết bầm. Sốt xuất huyết chảy máu chân răng, chảy máu nướu hoặc chảy máu cam. Nôn hoặc đi đại tiện ra máu tươi hoặc máu cá lợn cợn. Dấu hiệu này rất giống với xuất huyết dạ dày hoặc viêm đại tràng cấp tính.
Giai đoạn sốc: Giai đoạn này thường rơi vào ngày 3 – 6 của bệnh, lúc này bệnh đã chuyển nặng. Với trẻ em khi đã hết sốt cao sẽ chuyển sang dấu hiệu xuất huyết rõ ràng. Những dấu hiệu của sốc bệnh nhân sẽ mệt mỏi, li bì hoặc vật vã, chan tay lạnh.
Sốt xuất huyết đặc biệt nguy hiểm bởi nó có thể biến chứng thành xuất huyết não, biểu hiện ban đầu là không rõ ràng nhưng cuối cùng người bệnh sẽ bị hôn mê nhanh và nguy cơ tử vong sẽ rất cao.
Chăm sóc và điều trị bệnh sốt xuất huyết
Cách điều trị sốt xuất huyết hiệu quả nhất
Khi phát hiện triệu chứng bệnh sốt xuất huyết thì tùy vào mức độ nặng hay nhẹ mà đưa ra cách điều trị sốt xuất huyết hiệu quả. Bệnh nhân bị sốt xuất huyết ở thể nhẹ thì có thể tự chăm sóc tại nhà bằng cách:
Khi điều trị triệu chứng, bệnh nhân sốt cao từ 39oC trở lên, thì cần phải dùng thuốc hạ nhiệt, nới lỏng quần áo đang mặc và lau mát bằng nước ấm.
- Cần nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh làm việc, lao động nặng nhọc.
- Nên ăn cháo loãng, uống sữa, súp để tiêu hóa dễ dàng hơn
Chú ý bù nước nhiều hơn bình thường có thể sử dụng nước hoa quả, nước cam, nước oserol.
Nên sử dụng thuốc Paracetamol và lau và chườm nước ấm khi bị sốt cao. Khi dùng thuốc hạ nhiệt chỉ nên sử dụng loại paracetamol đơn thuần, với liều dùng từ 10 - 15mg/kg cân nặng trong một lần. Mỗi lần uống thuốc cách nhau từ 4 - 6 giờ. Tổng liều lượng thuốc paracetamol cần dùng không được quá 60mg/kg cân nặng trong vòng 24 giờ.
Tuyệt đối không dùng những lọai thuốc khác có tác dụng hạ nhiệt như aspirin (acetyl salicylic acid), analgin, ibuprofen... để điều trị sốt xuất huyết.
Trong trường hợp bệnh trở nặng hoặc người có dấu hiệu mệt mỏi, vật vã, sốt li bì , chân tay lạnh, đau bụng nhiều hơn, nôn ói không ngớt, da môi bầm, mất nước trầm trọng, da nhăn nheo thì nên chuyển ngay đến các cơ sở ý tế biết được sốt xuất huyết triệu chứng và cách điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tránh những biến chứng nguy hiểm.
Nguồn: ytevietnam.net.vn