Phỏng dạ có phải là thủy đậu hay không? Cách phòng bệnh như thế nào?

Có rất nhiều người thắc mắc phỏng dạ có phải là thủy đậu hay không bởi vì các triệu chứng bệnh giống như thủy đậu và làm thế nào để phòng tránh bệnh.

Ngày 10/10/2017, 09:10:31   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 1656

Có rất nhiều người thắc mắc phỏng dạ có phải là thủy đậu hay không bởi vì các triệu chứng bệnh giống như thủy đậu và làm thế nào để phòng tránh bệnh.

Phỏng dạ có phải là thủy đậu không?

Trên thực tế bệnh phỏng dạ và bệnh thủy đậu đều là một. Sở dĩ có tên khác nhau bởi vì mỗi địa phương có một cách gọi khác nhau, tên phỏng dạ có từ xa xưa ở miền Nam gọi là bệnh trái dạ, còn ở miền Bắc gọi thủy đậu là phỏng dạ. Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu ro một loại virus gây ra và có khả năng lây nhiễm cao trong cộng đồng.

Bệnh thủy đậu  hay còn gọi là phỏng dạ thường lây lan nhanh ở những nơi có đông dân cư như khu đô thị, thành phố lớn. Bệnh có thể gây ra ở mọi lứa tuổi, giới tính, nhưng tỉ lệ mắc bệnh cao nhất là ở trẻ em từ 5-11 tuổi, đối với những trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn khi mắc bệnh sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm lớn đến tính mạng con người.

Phỏng dạ với thủy đậu là một bệnh

Phỏng dạ với thủy đậu là một bệnh 

Các triệu chứng biểu hiện của bệnh thủy đậu như thế nào?

Bệnh thủy đậu thường có thời gian ủ bệnh từ 10-20 ngày rồi mới phát tác trên cơ thể, tuy nhiên đối với những người có hệ miễn dịch yếu thời gian sẽ ngắn hơn.Bơi vậy ở trẻ em không có triệu chứng bệnh rõ ràng, trẻ vẫn ăn ngủ tốt cho đến khi phát tác mới phát hiện ra.

Ngoài ra có một số trường hợp trẻ em có những hiện tượng như sổ mũi, sốt nhẹ, không chịu chơi, biếng ăn, ngứa ngáy…cũng khó phát hiện hơn. Còn đối với những trẻ lớn hơn từ 2 đến 3 ngày sau khi nốt mụn mọc lên sẽ cảm thấy bị mỏi mệt, chán ăn và đau khớp.

Những đặc điểm của bệnh thủy đậu

Đầu tiên khi phát tác trên cơ thể sẽ nổi các nốt ban đỏ dưới da như sỏi vì chúng mọc khắp nơi và không tuân thủ theo một trình tự nào. Sau đó 24 giờ các nốt mụn nước bắt đầu nổi khắp người ở da đầu, kẽ tay chan, mặt khắp cơ thể có chứa dịch bên trong. Chính vì vậy người ta thương hay gọi là phỏng dạ, trái dạ và thường thắc mắc phỏng dạ có phải là thủy đậu không?

Các nốt mụn nước ban đầu trông giống như những giọt sương với tốc độ mọc rất nhanh và được chia thành từng đợt cách nhau từ 2-3 ngày trên cùng một vùng da. Bởi vậy nên bệnh nhân sẽ để ý thấy có nốt mụn đỏ chứa dịch trong, có nốt mụn bị mưng mủ, có nốt mụn đang đóng vẩy...

Thực hiện điều trị bệnh thủy đậu đúng cách

Thực hiện điều trị bệnh thủy đậu đúng cách

Khi phát hiện ra các triệu chứng của bệnh thủy đậu bố mẹ không nên chủ quan mà đưa ngay bệnh nhân đến các cơ sở y tế, bệnh viện để có phương pháp điều trị kịp thời. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội trú hoặc điều trị tại nhà.

Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu hiệu quả nhất

Thủy đậu thuộc dạng bệnh chuyên khoa nhưng khả năng truyền nhiễm bệnh cao trong cộng đồng. Hiện nay trên thị trường chưa có thuốc đặc trị bệnh mà chỉ điều trị triệu chứng bệnh để hồi phục sức khỏe dần. Khi trong gia đình có người mắc bệnh nên cách ly hoàn toàn với mọi thành viên để tránh sự lây lan cao nhất. Không nên kiêng nước kiêng gió mà nên lau người với nước ấm để vệ sinh thân thể sao cho sạch sẽ rồi bôi thuốc lên các nốt mụn nước. Các mẫu bệnh phẩm được thải ra nên bỏ vào túi nilon để được tiêu hủy chứ không để lung tung sẽ giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.

Mọi người chủ động tiêm phòng vắc xin để ngừa bệnh hiệu quả nhất và nên tiêm nhắc lại đối với đối tượng là trẻ em.Tất cả các đối tượng chưa từng mắc bệnh cũng nên tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn