Viêm phế quản cấp được gây ra đa số với các loại virus, vi khuẩn gây bệnh làm cho tình trạng viêm nhiễm cấp tính của các phế quản nặng nề hơn.
- Tìm hiểu các dấu hiệu và cách xử lý chuẩn nhất khi cơ thể bị nhiễm lạnh
- Để điện thoại ở đâu thì nguy hiểm cho tính mạng của bạn?
- Những điều cần biết khi điều trị viêm phổi ở trẻ em
Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh viêm phế quản
Theo tin tức y tế cho biết viêm phến quản chủ yếu là do các virus, vi khuẩn gây ra hoặc do hít phải khí độc cũng có thể gây ra bệnh.
Biểu hiện của viêm phế quản như sau: Bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi, cổ họng bị đau rát, ngoài ra có thể bị viêm xoang, viêm mũi mủ, viêm amidan, viêm tai giữa, nếu bệnh trầm trọng hơn có thể lan xuống khí – phế quản.
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em sẽ có nhiều biến chứng
Trong những ngày đầu bệnh nhân sẽ bị sốt hoặc không, ho khan hoặc ho dai dẳng từng cơn. Có cảm giác đau rát bỏng sau xương ức, khản tiếng, họ khạc có đờm nhầy, mủ vàng, có thể có dính máu.
Bệnh nhân khó thở tăng dần, khi khám phổi ban đầu bình thường nhưng về sau có thể ran rít, ran ngáy. Đới với trường hợp bệnh nhân bị nặng sẽ khó thở hơn, co kéo cơ hô hấp khiến cho nhịp tim nhanh trên 25/lần/phút ở người lớn.
Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp
Theo các chuyên gia Y dược cho biết bệnh viêm phế quản cấp đơn thuần ở người lớn có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
- Bệnh nhân có thể nghỉ ngơi tại nhà, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, nước cho cơ thể
- Sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm không phải corticoid.
- Nếu ho khan gây mất ngủ có thể dùng các loại thuốc giảm ho như:
- Terpin codein 15- 30mg/24 giờ, hoặc
- Dextromethorphan 10-20mg/24 giờ ở người lớn, hcặc
- Corticoid đường uống (prednisolon: 0,5mg/kg/ngày) trong 5 đến 7 ngày (nếu không có chống chỉ định).
- Nếu bệnh nhân bị co thắt phế quản nên sử dụng thuốc giãn phế quản cường (32 đường phun hít (Ventolin, Bricanyl) hoặc khí dung Ventolin 5mg X 2- 4 nang/24 giờ hoặc uống Salbutamol 4mg X 2-4 viên/24 giờ.
Đối với người bị viêm phế quản đơn thuần không cần dùng kháng sinh.
Phác đồ điều trị viêm phế quản khi có đờm mủ:
- Dùng kháng sinh nhóm penicilin A như amoxicilin liều 2-3g/24 giờ, hoặc
- Macrolid: erythromycin 1,5g ngày X10 ngày, azithromycin 500mg X 1 lần/ngày X 3 ngày (tránh dùng thuốc này với thuốc giãn phế quản nhóm xanthin, thuốc nhóm IMAO).
- Cephalosporine thế hệ 1: cephalexin 2-3g/24 giờ.
- Có thể dùng kết hợp với thuốc long đờm có acetylcystein 200mg X 3 gói/24 giờ. Đồng thời điều trị bệnh lí ổ nhiễm khác.
Đối với các trường hợp trẻ nhỏ bị viêm tiểu phế quản cấp, cơ địa suy hô hấp mạn tính, hoặc có các cơn co thắt phế quản nặng cần được nhập viện, thở oxy, tiêm truyền kháng sinh, cung cấp nước điện giải. Xem xét dùng corticoid kèm theo phòng diễn biến nặng.
Chữa bệnh viêm phế quản cho trẻ em cần tuân thủ các nguyên tắc
Cách phòng bệnh viêm phế quản cấp
Để phòng ngừa các bệnh viêm phế quản cấp bệnh nhân cần loại bỏ các yếu tố gây bệnh như: không hút thuốc, tránh khói bụi, tránh những nơi môi trường ô nhiễm, giữ ấm cho mùa lạnh.
Bên cạnh đó trẻ em nên được tiêm phòng các vắc xin cúm, ohees cầu, hoặc các trường hợp bị bệnh phổi mạn tính,suy tím, cắt lách với người trên 65 tuổi.
Đồng thời kết hợp điều trị các nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt, tình trạng suy giảm miễn dịch. Giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt để loại bỏ các nguy cơ bệnh tái phát sớm. Phác đồ điều trị viêm phế quản này cần có sự chỉ định và hướng dẫn thực hiện của bác sĩ để đảm bảo chữa bệnh tốt nhất.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn