Cơ thể sẽ gặp nhiều nguy hiểm nếu như bị nhiễm lạnh, thậm chí bạn có thể bị đột quỵ hoặc tai biến mạch máu não nếu có tiền sử bệnh tim mạch và sức đề kháng yếu. Vì thế, chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất về triệu chứng và cách xử lý khi cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột, tránh biến chứng về sau.
- Sốc: Gần 50.000 ca mắc sốt xuất huyết chỉ trong 7 tháng đầu năm 2017
- “Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành ít xâm lấn” Tiến bộ mới trong Y Học hiện đại
- Cây mật gấu có tác dụng gì
Tìm hiểu các dấu hiệu và cách xử lý chuẩn nhất khi cơ thể bị nhiễm lạnh
Cơ thể nhiễm lạnh vào mùa Đông rất nguy hiểm
Theo các chuyên gia tư vấn trên trang tin tức y tế mới nhất cập nhật thông tin về cách giữ lạnh và dấu hiệu nhận thấy cơ thể mình bị nhiễm lạnh tránh các nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Theo đó, các chuyên gia khẳng định khi bị nhiễm lạnh thì bạn tuyệt đối không được hơ lửa để sửi ấm cho bệnh nhân vì khi đó sẽ dễ gây ra hiện tượng rộp da vỡ mạch máu cực kỳ nguy hiểm. Tốt nhất bạn nên đưa nạn nhân ra khỏi môi trường lạnh và phủ chăn làm ấm để giữ lại thân nhiệt cho cơ thể và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Cũng theo lời tư vấn của bác sĩ Nguyễn Xuân Ninh thì nhiệt độ trời mùa Đông xuống thấp. Đặc biệt đối với người lao động chân tay làm việc ngoài trời thì cần hết sức cẩn thận. Theo đó, tình trạng bệnh nhân bị nặng thì những biểu hiện run, nói lắp, nhịp tim tăng, thở nhanh và rối loạn tri giác, lú lẫn, nói nhảm, phù phổi, vô niệu, hạ huyết áp, nhịp tim chậm thì cần tiến hành cấp cứu ngay lập tức. Theo đó, nếu không khắc phục thì có thể rơi vào tình trạng hôn mê, ngưng tim và ngưng thở. Theo đó, tỷ lệ tử vong lên đến 40% ở người bị nhiễm lạnh nặng. Tin y tế đã đăng tải thông tin trên đến bạn đọc của mình.
Chuyên gia chỉ ra dấu hiệu và cách xử lý khi cơ thể bị nhiễm lạnh
Tiếp đó, những đối tượng như người cao tuổi, nhất là người trên 65 tuổi có thể bị nhiễm một số vấn đề như mạch máu co lại, lượng máu nuôi bị giảm đột ngột, tay chân bị thâm, tái, rộp lên vì không có máu nuôi. Đặc biệt với các đối tượng có một số tiền sử như bệnh mạn tính, sức đề kháng kém, hệ thống tự điều sẽ khiến bạn dễ nhiễm lạnh hơn. Chưa kể, khi người có tuổi bị nhiễm khuẩn huyết thì tốt nhất nên kiểm soát nguồn nhiễm trùng nếu có nhiễm lạnh. Người gầy và suy dinh dưỡng, trẻ em…là đối tượng rất dễ bị nhiễm lạnh. Cụ thể, theo lời khuyên của bác sĩ Ninh thì bệnh nhân có cơ thể bị nhiễm lạnh thì cần ra vùng ấm, tốt nhất là nơi có nhiệt độ từ 28 độ trở lên.
Chuyên gia chỉ ra dấu hiệu và cách xử lý khi cơ thể bị nhiễm lạnh
Tiếp nữa, bác sĩ cũng khuyên khi bệnh nhân nhiễm lạnh đã có biểu hiện là ngất hay hôn mê, không nhận thức được được thì bạn nên di chuyển nạn nhân nhẹ nhàng và ở tư thế nằm ngang bởi vì lúc này tim của họ đang rất yếu nên chỉ cần vận động mạnh có thể gây nguy hiểm ngay. Cụ thể là khiến cho tim bị loạn nhịp gây tử vong rất cao cho nạn nhân. Nếu bệnh nhân đang mặc quần áo ẩm ướt thì nên cởi ra để giảm sự mất nhiệt, đắp thêm chăn màn hay các vật dụng có thể làm ấm giảm sự sốc nhiệt và khiến cơ thể có khả năng tự làm ấm trở lại.
Trường hợp nặng, nếu bạn đã ủ ấm thì nên đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để nhân viên y tế thăm khám kiểm tra và cấp cứu kịp thời tránh trường hợp để quá muộn, gây biến chứng và tử vong vì không thể cứu được. Bác sĩ khuyên bạn không nên hơ ngay vùng bị lạnh cóng sẽ khiến rộp da, vỡ mạch máu, tránh chà sát, kích thích tim hay khiến cho phần cơ thể bị cóng bị kích ứng.
Trang Minh