Viêm gan b vẫn được coi là bài toán khó đối với nền y học hiện đại vì chưa tìm ra phương pháp hữu hiệu nhất chữa bệnh cho người bệnh. Vì vậy cần cập nhật phác đồ điều trị viêm gan b thường xuyên để đẩy lùi căn bệnh này.
- Phác đồ điều trị mề đay tốt nhất cho bệnh nhân
- Phác đồ điều trị đột quỵ bộ y tế ban hành mới nhất
- Phác đồ điều trị phù phổi cấp tốt nhất cho bệnh nhân
Phác đồ điều trị viêm gan b bắt buộc dành cho bệnh nhân
Bệnh viêm gan b chưa có phương thuốc đặc trị
Bệnh nhân bị mắc viêm gan b mạn tính sẽ được chỉ định phác đồ điều trị viêm gan b có các yếu tố sau:
- Trường hợp 1: tỉ lệHBsAg (+), HBeAg (+), và định lượng HBV-DNA trên 10^5 copies/ml. Bệnh nhân có men gan cao gấp hơn 2 lần bình thường cùng các triệu chứng như vàng da,mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, đau tức hạ sườn…
- Trường hợp 2: Tỉ lệ HBsAg (+), HBeAg (-), định lượng HBV-DNA trên 10^4 copies/ml, men gan cao gấp 2 lần cùng các triệu chứng lâm sàng của bệnh.
- Theo tin tức y tế cho biết mục tiêu của phác đồ điều trị viêm gan b lức chế sự phát triển của virus, giảm nồng độ virus, giảm các triệu chứng bệnh như hạ men gan, ngừa nguy cơ xơ gan, ung thư gan. Dựa vào độ tuổi và thể trạng bệnh nhân bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị viêm gan b phù hợp.
Phác đồ điều trị viêm gan b cấp tính: Chỉ định dành cho bệnh nhân mới được phát hiện và dùng thuốc chống virus HBV.
Bệnh nhân có thể dùng một trong hai nhóm thuốc:
- Thuốc tiêm Peg-interferon alfa 2a, tiêm dưới da ở vùng bụng), với liều lượng 180 µg/tuần trong 48 tuần. Thuốc tiêm được ưu tiên cho phụ nữ trẻ muốn có con, nồng độ virus HBV DNA < 10^7 copies/ml hoặc do bệnh nhân yêu cầu.
- Hoặc thuốc uống gồm Entecavir (ENT) với liều 5mg/ngày, Tenofovir (TDF) liều 300mg/ngày (hai thuốc này sẽ được ưu tiên hàng đầu vì tỉ lệ kháng thuốc thấp), cùng với Telbivudine (LdT) liều 600mg/ngày , Lamivudine (LAM) liều 100mg/ngày vàAdefovir (ADV) liều 10mg/ngày.
- Đối với bệnh nhân có tỉ lệHBeAg (+) phải dùng thuốc liên tục trong12 tháng, ngưng dùng thuốc khi HVB DNA < 10^4 copies/ml và xuất hiện HBeAg (-) hoặc xuất hiện anti-HBe.
- Đối với bệnh nhân có HBeAg (-) thì thời gian điều trị cần kéo dài và khó xác định hơn tuy nhiên nếu ngừng thuốc bệnh sẽ dễ tái phát. Cần điều trị cho đến khi mất HBsAg.
Phác đồ điều trị viêm gan b mạn tính
- Với bệnh nhân đã từng điều trị bằng thuốc virus nhưng không đáp ứng lúc này viê gan b đã chuyển sang thể mạn tính và cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị như sau:
- Nếu bệnh nhân đã dùng thuốc Adefovif 10m/ngày hoặc Lamivudine 100mg/ngày nhưng cơ thể không đáp ứng nghĩa là nồng độ virus không thay đổi hoặc tăng lên nhiều hơn cần được chỉ định sử dụng thuốc Lamivudine 100mg/ngày
Với bệnh nhân có các biến chứng xơ gan còn bù
- Phát hiện nồng độ HBV DNA vượt ngưỡng cần chỉ định dùng thuốc tiêm Peg-interferon alfa 2a hoặc Interferon alfa cổ điển với liều 5ml/ngày hoặc 10ml/lần, tuần 3 lần, tiêm 6-12 tháng.
- Thuốc Entercavir va Tenofivir cho bệnh nhân cũng dùng với liều như trên.
Bệnh nhân bị biến chứng xơ gan mất bù
Phác đồ điều trị viêm gan b cần được tuân thủ đúng
- Không nên dùng các thuốc dạng tiêm mà chỉ áp dụng phác đồ điều trị viêm gan b bằng đường uống như: Entecavir, Tenofovir, và điều chỉnh liều lượng khi độ thanh thải Creatinin <50ml/phút.
Phác đồ điều trị viêm gan b cho trẻ em trên 12 tuổi
- Phác đồ điều trị viêm gan b cần dùng thuốcLamivudine với liều lượng 3mg/ngày, không vượt quá 100mg/ngày hoặc dùng thuốc tiêm interferon alfa 2a không vượt quá 10 ml/lần, 3 lần/tuần.
- Với phụ nữ đang có thai cần điều trị bằng thuốc: Tiếp tục uống các loại thuốc được cho phép như Telbivudine và Tenofovir, không được dùng tiếp các thuốc Lamivudine, Entecavir, Adefovir tuyệt đối không dùng thuốc tiêm cho phụ nữ đang có thai.
Trong quá trình thực hiện phác đồ điều trị viêm gan b cần tuân thủ nguyên tắc điều trị, tái khám định kỳ, hạn chế tối đa rượu bia,làm việc quá sức, thuốc chuyển hóa tại gan. Bệnh nhân không nên dùng các thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, khó tiêu và tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi để bảo vệ cơ thể.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn