Phác đồ điều trị viêm amidan cấp tính hiệu quả cho bệnh nhân

Phác đồ điều trị viêm amidan cấp tính sẽ giúp điều trị hiệu quả tình trạng bệnh cho bệnh nhân một cách hiệu quả nhất đồng thời tránh các biến chứng gây hại.

Ngày 22/01/2018, 08:29:20   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 2812

Viêm amidan cấp tính là do tình trạng viêm xung huyết và xuất tiết amidan khẩu cái, bệnh thường gặp ở trẻ em từ 5-15 tuổi do virus hoặc vi khuẩn gây ra.

Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan

Viêm amidan có thể gây nên các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe

Viêm amidan có thể gây nên các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe

Để có phác đồ điều trị viêm amidan cấp hiệu quả nhất bác sĩ cần chẩn đoán các nguyên nhân gây nên bệnh viêm amidan ở trẻ em. Các tác nhân gây bệnh như sau:

  • Vi khuẩn: do liên cầu β tan huyết nhóm A, S.pneu hemophilus và các liên cầu, tụ cầu, chủng ái khí, yếm khí, xoắn khuẩn.
  • Do Virus cúm, ho gà, sởi gây ra
  • Bên cạnh đó sự thay đổi thời tiết đột ngột cũng khiến cho bệnh nhân bị viêm amidan hoặc tái phát bệnh nếu không bảo vệ cơ thể kĩ càng. Môi trường sống bị ô nhiễm khói bụi, khí, vệ sinh kém, điều kiện sinh hoạt thấp… Hoặc bệnh nhân có cơ địa yếu, sức đề kháng kém.

Ngoài ra các nguyên nhân gây bệnh ở vùng họng, miệng như viêm V.A, viêm xoang, viêm lợi… tạo sự thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.

Phác đồ điều trị viêm amidan cấp tính và mạn tính

Theo các giảng viên trung cấp y cho biết bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị viêm amidan, tăng cường thể trạng cơ thể, chỉ được sử dụng kháng sinh khi có nguy cơ biến chứng, nhiễm khuẩn.

Đối với viêm amidan mạn tính cần xem xét chỉ định phẫu thuật cắt amidan.

Phác đồ điều trị viêm amidan cấp tính

  • Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, bổ sung nhiều nước, ăn nhẹ.
  • Sử dụng các thuốc hạ sốt, giảm đau như pracetamol.
  • Chỉ định dùng kháng sinh cho bệnh nhân trong trường hợp nhiễm khuẩn cần dùng β lactam hoặc dùng nhóm macrolid nếu bị dị ứng.
  • Dùng thuốc sát trùng để nhỏ mũi.
  • Bệnh nhân nên sử dụng các dung dịch kiềm ấm như bicarbonat natri, borat natri… để súc miệng. Sử dụng các yếu tố vi lượng, sinh tố, calci… để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Phác đồ điều trị viêm amidan mạn tính

Phác đồ điều trị viêm amidan cấp tính cần được thực hiện đúng cách

Phác đồ điều trị viêm amidan cấp tính cần được thực hiện đúng cách

Đối với viêm amidan mạn tính bệnh nhân sẽ được chỉ định cắt amidan tuy nhiên chỉ thực hiện phương pháp này khi amidan thực sự trở thành ổ viêm gây hại cho cơ thể.

Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cắt amidan khi:

  • Bị Amidan viêm mạn tính nhiều lần từ 5-6 lần một năm.
  • Amidan viêm mạn tính gây biến chứng viêm tấy, áp xe quanh amidan.
  • Amidan viêm mạn tính gây biến chứng viêm mũi, tai giữa, viem phế quản, viêm phổi, viêm xoang, viêm tấy hạch dưới hàm…
  • Amidan viêm mạn tính gây biến chứng như: viêm màng trong tim, viêm cầu thận, viêm khớp, bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, nhiễm khuẩn huyết.
  • Amidan viêm mạn tính quá phát gây khó thở (hội chứng ngạt thở khi ngủ - hội chứng Pickwick sleep), khó nuốt, giọng nói như miệng ngậm một vật gì (khó nói).

Chống chỉ định phẫu thuật cắt amidan

Đối với bệnh nhân gặp các hội chứng chảy máu như rối loạn đông máu, ưa chảy máu, bệnh nhân bị suy tim, gan, thận, cao huyết áp…

Chống chỉ định tương đối: Bệnh nhân bị viêm họng cấp tính hoặc có biến chứng áp xe amidan hoặc viêm nhiễm cấp tính như: viêm xoang, viêm mũi, mụn nhọt.

  • Hoặc bệnh nhân đang có viêm, nhiễm virus cấp tính như: cúm, sởi, ho gà, bại liệt, sốt xuất huyết...
  • Bệnh nhân có các biến chứng do viêm amidan như: viêm thận cấp, thấp khớp cấp... thì phải điều trị ổn định, hết đợt cấp mới được cắt.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính như: Viêm gan, lao, giang mai, AIDS, đái tháo đường… hoặc phụ nữ đang thời kì cho con bú, mang thai.
  • Thời tiết quá lạnh hoặc nóng, bệnh nhân quá yếu, người quá già hoặc trẻ nhỏ.
  • Nên thận trọng sử dụng thuốc nội tiết tố, giảm đau,tiêm chủng…

Phương pháp phẫu thuật cắt viêm amidan

Hiên nay các bác sĩ chủ yếu phẫu thuật dưới gây mê nội khí quản bằng các phương pháp trực tiếp như dùng dao điện đơn cực hoặc lưỡng cực, laser, Anser, dao siêu âm hoặc Coblator…

Nguồn: Ytevietnam.net.vn