Những điều cần biết về bệnh cảm lạnh

Bệnh cảm lạnh có thể xảy ra ở tất cả mọi người, hiểu đúng về bệnh cảm lạnh sẽ giúp người bệnh phòng tránh, điều trị bệnh tốt và hiệu quả hơn.

Ngày 14/09/2017, 08:27:04   Tác giả :     Lượt xem: 953

Khi có dấu hiệu mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi mọi người thường nghĩ là cảm lạnh, Nhưng thực ra đó có thể là dấu hiệu cho nhiều căn bệnh khác như viêm màng não, viêm phổi. Còn cảm lạnh thường có nhiều dấu hiệu hơn thế.

Bệnh cảm lạnh rất dễ gặp khi bị tác động bởi môi trường bên  ngoài

Bệnh cảm lạnh rất dễ gặp khi bị tác động bởi môi trường bên  ngoài

Bệnh cảm lạnh thường kéo dài 4 ngày

Triệu chứng đầu tiên của bệnh cảm lạnh đó là: ngứa họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, người mệt mỏi, đau đầu, nặng hơn có thể là đau họng và ho. Người bị cảm lạnh thường kéo dài từ 3- 4 ngày là khỏi. Tuy nhiên có một vài trường hợp các triệu chứng trên có thể kéo dài hơn hoặc kèm theo sốt thì đó không  phải là cảm lạnh thông thường, mà chúng có thể là 1 dạng cảm cúm bạch cầu hoặc sốt xuất huyết.

Bệnh cảm lạnh mất khoảng 48 giờ để lây bệnh và nhiễm bệnh

Theo như tin tức y tế cho hay, thông thường những người bị cảm lạnh là do cơ thể bị nhiễm virut gây nên, đây là một loại virut nhẹ nên không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh nhiều. Các bác sĩ cho rằng, sẽ mất 2 ngày thì hơi lạnh mới thâm nhập vào các tế bào và gây ra các triệu chứng trên.

Nhiều người thường không thể phân biệt được cúm hay cảm lạnh, điều này cũng khá dễ hiểu vì thậm chí ngay cả các chuyên gia cũng dễ bị nhầm lẫn giữa cảm lạnh giả mạo cúm. Các bạn có thể phân biệt bằng cách đơn giản sau, virus cảm lạnh thường không gây sốt, còn bệnh cúm thường gây sốt và ho.

Trung bình mỗi người bị cảm lạnh gần 200 lần trong đời

Cảm lạnh là bệnh rất phổ biến và dễ gặp ở nhiều người, chúng không phải là bệnh chuyên khoa, mà chỉ là căn bệnh thông thường, đôi khi do những tác động của môi trường bên ngoài gây nên. Vì thế các chuyên gia sức khỏe khẳng định, trung bình mỗi người bị  gần 200 lần cảm lạnh trong cuộc đời. Càng về già bệnh cảm lạnh càng ít xuất hiện hơn và đồng nghĩa với việc bệnh thường xuất hiện chủ yếu ở trẻ nhỏ và người trường thành.

Bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ

Bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ

Cảm lạnh không phải là bệnh truyền nhiễm

Bệnh cảm lạnh không phải là bệnh truyền nhiễm nên vì thế khi sống chúng với người bị bệnh bạn cũng rất khó bị lây, vì bệnh cảm lạnh là do sức đề kháng của mỗi người khi không thể chống lại được tác nhân bên ngoài cũng như virut gây bệnh. Chính vì thế, bệnh không thể lây nhiễm cũng không có tính di truyền.

Đồ uống nóng có thể làm giảm các triệu chứng bệnh cảm lạnh

Khi bị cảm lạnh không nhất thiết bạn phải uống thuốc, chỉ cần dùng một cốc trà nóng hay một bát canh nóng có thể khiến bệnh tình giảm đi đáng kể, cơ thể cũng không bị mệt mỏi.

 Những loại đồ uống nóng bạn nên sử dụng khi bị cảm lạnh như trà gừng, nước chanh mật ong, trà hoa cúc, nước xả. Hoặc khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu cảm lạnh bạn cũng có thể hoàn toàn sử dụng những loại đồ uống nóng trên, chúng sẽ khiến những cảm giác như ho, sổ mũi, hắt hơi biến mất hoàn toàn.

Ngủ muộn dễ bị cảm lạnh hơn

Giấc ngủ lý tưởng và phù hợp nhất chính là từ 10 giờ tối đến 6 giờ sáng, tương đương với khoảng 8 tiếng, vì thế những người ngủ 7tiếng/ ngày hoặc ít hơn sẽ có khả năng dễ mắc bệnh cảm lạnh tăng gấp 3 lần so với người ngủ đủ 8 tiếng/ ngày. Khi bạn ngủ muộn hoặc thức, gần như bạn đang bắt các bộ phần trên cơ thể mình hoạt động một cách quá mức cho phép, từ đó hệ miễn dịch cũng như sức khỏe bị suy giảm khá nhiều. Chính vì thế chất lượng giấc ngủ góp phần rất lớn vào chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Lưu ý: Bệnh cảm rất dễ hình thành và cũng rất dễ khỏi, nên khi bị cảm cúm nhẹ tốt nhất không nên uống thuốc, việc sử dụng nhiều thuốc kháng sinh sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ đối với sức khỏe. Bà bầu và trẻ nhỏ là 2 đối tượng dễ mắc bệnh cảm lạnh nhất, với trẻ con bạn nên cho trẻ uống một vài loại thuốc nhẹ, còn bà bầu tuyệt đối không nên sử dụng thuốc kháng sinh vì sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, vì thế bà bầu cần nắm vững kiến thức cần làm gì khi bị cảm cúm để có phương pháp xử lý kịp thời.

Nguyễn An - ytevietnam.net.vn