Mặc dù dấu hiệu ban đầu của bệnh sốt xuất huyết và sốt siêu vi khá giống nhau, tuy nhiên bạn cần biết rằng đây là hai dạng sốt khác nhau và thật nguy hiểm nếu bạn không phân biệt được 2 dạng bệnh này.
- Triệu chứng sốt xuất huyết và sốt siêu vi khác nhau không?
- Cách phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết đơn giản
- Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết giảm tiểu cầu cực kỳ nguy hiểm
Phân biệt sốt xuất huyết và sốt siêu vi ở trẻ em
1. Phân biệt sốt xuất huyết và sốt siêu vi đơn giản nhất
Sốt xuất huyết là gì?
Theo Thông tin y học mới nhất, sốt xuất huyết (SXH) là bệnh truyền nhiễm cấp tính và có thể trở thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan từ người mắc bệnh sang người không mắc bệnh thông qua muỗi vằn - Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti. Bệnh sốt xuất huyết có hai thể chính là sốt xuất huyết dengue và sốt dengue chủ yếu xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Tại Việt Nam, bệnh xảy ra quanh năm ở hầu hết các tỉnh và có thể bùng phát dịch lớn vào mùa mưa.
Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết
Triệu chứng ban đầu của bệnh sốt xuất huyết và sốt siêu vi bắt đầu từ những cơn sốt cao 39 - 40 độ C liên tục kéo dài 2 - 7 ngày kèm theo ớn lạnh. Người bệnh sẽ cảm thất nhức đầu ở 2 bên thái dương và sau gáy, nhức 2 bên hốc mắt, ho khan, rát họng. Bên cạnh sốt cao, người bệnh còn có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy, chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn ói ra máu, đi cầu phân đen (xuất huyết trong).
Là bệnh nguy hiểm nhưng hiện nay bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc điều trị đặc trị và chưa có vaccin phòng bệnh. Do đó khi có những biểu hiện trên, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Sốt siêu vi là gì?
Sốt siêu vi là bệnh chuyên khoa chỉ những trường hợp sốt do nhiễm các loại siêu virus khác nhau. Không nguy hiểm như sốt xuất huyết, siêu vi rút có thể tự hết trong vòng 3-7 ngày.
Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết và sốt siêu vi
Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt siêu vi
Bệnh sốt siêu vi thường sốt theo cơn với mức nhiệt cao từ 38 - 39 độ C thậm chí có lúc 400C-410C. Điều này có thể thấy sốt xuất huyết và sốt siêu vi có triệu chứng sốt khá giống nhau. Khi bị sốt siêu vị, cơ thể có cảm giác đau mỏi, nhất là ở các cơ, nếu là trẻ nhỏ thì sẽ có hiện tượng quấy khó, hắt hơi, chảy mũi, họng đỏ, viêm long đường hô hấp thì có thể bạn đang mắc bệnh sốt siêu vi. Ngoài ra, các hạch khu vực đầu, mặt, cổ thường sưng đau có thể nhìn hoặc sờ thấy. Đồng thời, tình trạng rối loạn tiêu hóa cũng xuất hiện với các đặc điểm phân lỏng, chất nhầy và không có máu.
2. Cách chăm sóc bệnh sốt xuất huyết và bệnh sốt siêu vi
Mặc dù triệu chứng sốt xuất huyết và sốt siêu vi những đặc điểm khác nhau nhưng cách chăm sóc của 2 bệnh này gần như nhau. Khi bị sốt cao do sốt xuất huyết, giảm sốt chính là việc đầu tiên bạn nên làm. Tuy nhiên bạn cần dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của thấy thuốc và không được dùng thuốc hạ nhiệt aspirin, ibuprofen và analgin, vì có thể gây tác dụng phụ như xuất huyết. Ngoài ra, người mắc bệnh sốt xuất huyết và sốt siêu vi cần được nghỉ ngơi ở nơ thoáng mát, không nên mặc quần áo quá chật gây cản trở cho việc hạ sốt và chườm mát cho người người bệnh. Người bệnh nên uống nhiều nước để bù mất nước bằng nước lọc, nước hoa quả, nước oresol hoặc hydrit. Đồ ăn cần loãng, bổ dưỡng và dễ tiêu.
3. Phòng tránh bệnh sốt xuất huyết và bệnh sốt siêu vi
Việc phân biệt sốt xuất huyết và sốt siêu vi đối với nhiều người còn nhiều khó khăn do chúng có quá nhiều điểm giống nhau tuy nhiên không vì thế mà lơ là. Bởi chính lơ là của mình mà bạn có thể khiến bệnh trở nặng gây nguy hiểm đến sức khỏe của mình.
Mặc dù hiện nay 2 căn bệnh trên chưa có thuốc đặc trị nhưng chúng có thể phòng ngừa bắt đầu từ việc ngủ nằm mùng, vệ sinh đồ vật chứa nước đọng, vệ sinh bụi rậm quanh nơi sinh sống để muỗi không có nơi sinh sản. Ngoài ra, bạn có thể phun thuốc trừ muỗi định kỳ để giảm lượng muỗi phát triển và dịch bệnh lây lan.
Có thể thấy rằng bệnh sốt xuất huyết và sốt siêu vi là những căn bệnh nguy hiểm cần ý thức cảnh giác cao của người dân trong việc phòng tránh cũng như cách chăm sóc người bệnh khi dịch bệnh xảy ra. Tuy nhiên khi bệnh xảy ra, bạn cần đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế để phòng ngừa nguy hiểm tiềm ẩn có thể xảy ra.
Nguồn: ytevietnam.net.vn