Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cho bệnh nhân bướu cổ

Bướu cổ còn có tên gọi khác là cường giáp, suy giáp, ung thư tuyến giáp, đây là bệnh lý tuyến giáp rất nhiều người gặp phải và ảnh hưởng nặng nề tới chất lượng cuộc sống.

Ngày 02/04/2018, 06:36:17   Tác giả :     Lượt xem: 2139

Ngày nay, bướu cổ hay còn gọi là bướu tuyến giáp, là một bệnh lý nội tiết rất hay gặp trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Theo nhiều thống kê của bộ y tế, số lượng người bị bệnh bướu cổ ở Việt Nam tuy chưa có số liệu thống kê chính thức nhưng ở một số vùng tỉ lệ người mắc bệnh khá cao - từ 3% - 67%.

Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cho bệnh nhân bướu cổ

Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cho bệnh nhân bướu cổ

Mặc dù triệu chứng bệnh khác nhau nhưng đều cùng nguyên nhân là rối loạn miễn dịch của cơ thể. Chế độ ăn có ảnh hưởng lớn tới việc điều trị chứng bệnh này, người bệnh nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường hiệu quả điều trị cũng. Cùng trò chuyện với bác sĩ Nguyễn Hữu Định – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để tìm hiểu về chế độ ăn uống hợp lý cũng như những loại thực phẩm không nên ăn khi mắc bệnh bướu cổ để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như gia đình này nhé.

Hỏi: Thưa Bác sĩ, bệnh bướu cổ gây nguy hiểm như thế nào? 

Trả lời:

Bướu cổ là tổn thương bệnh lý khi tình trạng hấp thu i-ốt không đầy đủ, tăng sinh dạng phản ứng bù đắp phát sinh ở tổ chức tuyến giáp trạng. Nguyên nhân hàng đầu chính là tình trạng thiếu i-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày, không đáp ứng đầy đủ nhu cầu hợp thành chất của tuyến giáp trạng, khiến nó kích thích tuyến giáp trạng tiết quá nhiều dài ngày, kích thích tổ chức tuyến giáp trạng tăng sinh, sưng to, đến giai đoạn cuối tế bào tuyến giáp có thể phát sinh hoại tử, thậm chí xuất huyết hoặc vôi hóa.

Hỏi: Thưa Bác sĩ, với bệnh nhân bị mắc bệnh bướu cổ nên có chế độ ăn như thế nào là hợp lý? 

Trả lời:

Theo các Bác sĩ chuyên gia y học và nội tiết, bệnh nhân bướu cổ có thể điều trị kết hợp sử dụng thuốc với chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng hiệu quả điều trị. Bướu cổ thường do ăn uống thiếu i-ốt gây nên, vì thế cần thường xuyên bổ sung thêm thức ăn có hàm lượng i ốt cao như hải sản, sò, ngao.... Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì lượng i-ốt cần thiết cho cơ thể hàng ngày ở người trưởng thành là khoảng 150 mg, đối với phụ nữ có thai và cho con bú thì mỗi ngày cần cung cấp là 200 mg.

Bệnh nhân bướu cổ cần được thăm khám thường xuyên

Bệnh nhân bướu cổ cần được thăm khám thường xuyên

Đối với trường hợp bị bướu cổ do suy giáp, bệnh nhân cần hạn chế các thực phẩm kháng giáp như: bông cải, bắp cải, cải xoăn, hạnh nhân, củ cải, sắn,... đồng thời, bổ sung protein và i-ốt hợp lý trong khẩu phần ăn hàng ngày, cung cấp thêm các loại vi lượng như kẽm, magie… để đảm bảo hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể.

Ngoài ra, tình trạng suy dinh dưỡng do thiếu vitamin và khoáng chất cũng gây ra hiện tượng rối loạn sinh tổng hợp hormon tuyến giáp. Do vậy, những bệnh nhân bị bướu cổ cần phải chú ý bổ sung đủ lượng vitamin, khoáng chất và vi lượng cần thiết trong khẩu phần ăn của mình.

Hỏi: Bác sĩ có thể cho biết người bị bệnh bướu cổ nên nên ăn những thực phẩm như thế nào để bệnh mau khỏi hơn?

Trả lời:

Có thể phòng ngừa và ngăn chặn Bướu cổ bằng cách cải thiện chế độ ăn uống hàng ngày. Bệnh nhân cần tăng cường hấp thụ các thực phẩm chứa nhiều i ốt và các dưỡng chất cần thiết trong việc chế biến các món ăn hàng ngày.

  • Hải sản: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bệnh nhân bướu cổ cần tăng cường hấp thụ i ốt từ các loại hải sản chứa hàm lượng i ốt cao như tôm, cua, sò, ngao… nhằm ngăn ngừa và ức chế sự phát triển của bướu.
  • Cá biển: Một trong những nguyên nhân gây ra bướu cổ là suy dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu vitamin A khiến chức năng tổng hợp hormone ở tuyến giáp bị rối loạn. Một số loại cá biển như cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá trích,… là những nguồn vitamin A dồi dào, rất tốt cho bệnh nhân bướu cổ sử dụng.
  • Các loại đậu: Các loại đậu là nguồn cung cấp i ốt dồi dào như đậu tây, đậu xanh, đậu hà lan.. Ngoài ra, đậu còn chứa hàm lượng lớn chất xơ tốt cho cơ thể.
  • Khoai tây: Khoai tây là một trong những loại rau củ chứa nhiều i ốt nhất nhưng lại có ít người biết đến. Chế biến khoai tây bao gồm cả vỏ mang lại lượng i ốt cần thiết cho mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, cần lựa chọn kỹ khoai tây chưa mọc mầm và không bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa các bệnh chuyên khoa nguy hiểm.

Ăn gì khi mắc bệnh bướu cổ

Ăn gì khi mắc bệnh bướu cổ

Hỏi: Thưa Bác sĩ, với bệnh nhân bị mắc bệnh bướu cổ nên nên kiêng những loại thực phẩm gì để tránh tình trạng bệnh nặng thêm? 

Trả lời:

Rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ, cải ngọt, cải xoăn, củ cải, cải, bắp cải, su hào có chứa các hợp chất lưu huỳnh được gọi là glucosinolate khi các hợp chất nà bị phá vỡ sẽ sản sinh ra isothiocyanates.Chât isothiocyanates có thể khiến tình trạng bướu cổ trầm trọng hơn vì nó ngăn chặn sự hấp thụ và hấp thu iốt của tuyến giáp.Vì thế nếu người bị bướu cổ nếu muốn sử dụng các loại rau họ cải nên thái nhỏ và luộc chín sẽ hạn chế được lượng isothiocyanates.

Là giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tôi cho rằng vì môi trường sống của mỗi người là khác nhau, có những vùng nguồn nước ngầm sử dụng trong ăn uống đã có chứa một lượng i-ốt, do đó trong chế biến món ăn, chúng ta không cần phải bổ sung thêm lượng i-ốt. Hoặc đối với những vùng ven biển, người dân sử dụng nhiều các loại hải sản nên cũng không cần bổ sung lượng i ốt trong chế độ ăn.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn