Một số nhà nghiên cứu giả thiết rằng người bệnh Parkinson có thể có tổn thương thần kinh do các yếu tố di truyền hoặc môi trường trở nên nặng hơn theo thời gian. Nhận biết được những dấu hiệu của bệnh Pakinson để phát hiện bệnh sớm cũng như biện pháp xử lý đúng cách và kịp thời nếu chẳng may mắc bệnh là rất cần thiết.
Biến chứng nguy hiểm khi mắc phải bệnh Pakinson
Cùng trò chuyện với bác sĩ Nguyễn Hữu Định – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về nguyên nhân, những biến chứng cũng như phương pháp điều trị bệnh này như thế nào là hiệu quả nhất.
Hỏi: Thưa Bác sĩ, bệnh Pakinson là gì?
Trả lời:
Bệnh Parkinson là một rối loạn hay thoái hóa của tế bào hệ thần kinh trung ương gây ảnh hưởng đến sự vân động của cơ thể. Bệnh phát triển chậm, trong giai đoạn đầu của bệnh Parkinson khuôn mặt có thể ít hiển thị hoặc không có biểu hiện bệnh, cánh tay có thể không vung vẩy nhịp nhàng khi đi bộ, giọng nói có thể trở nên yếu hoặc nói chậm do líu lưỡi. Triệu chứng bệnh Parkinson tồi tệ hơn theo thời gian nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Cho đến nay Parkinson vẫn là bệnh không thể chữa khỏi, thuốc chỉ có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh. Với những trường hợp nặng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để điều chỉnh một số vùng của não để cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Hỏi: Nguyên nhân cũng như triệu chứng thường gặp của bệnh Pakinson biểu hiện như thế nào thưa Bác sĩ? Bác sĩ có thể liệt kê một vài biến chứng của bệnh được không ạ?
Trả lời:
Nguyên nhân chính xác của bệnh Parkinson hiện nay vẫn chưa được xác định chính xác, các Bác sĩ thống kê được các yếu tố nguy cơ gây bệnh người cao tuổi này, bao gồm:
- Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy gen đột biến cụ thể có thể đóng một vai trò trong của bệnh Parkinson. Ngoài ra, các nhà khoa học nghi ngờ những thay đổi trong nhiều gen hơn nữa - cho dù di truyền hoặc do tiếp xúc môi trường - có thể là nguyên nhân của bệnh Parkinson.
- Tiếp xúc với chất độc như chất diệt cỏ và thuốc trừ sâu hoặc virus nào đó có thể kích hoạt và các dấu hiệu, triệu chứng Parkinson, làm tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, các thay đổi được tìm thấy trong não của người mắc bệnh Parkinson. Vai trò của các yếu tố này trong sự phát triển của bệnh, tuy nhiên, nếu có là không rõ ràng.
- Tuổi và gới tính: Người lớn trẻ tuổi ít khi bị bệnh Parkinson, thường bắt đầu vào giữa hoặc cuối đời, và nguy cơ tiếp tục gia tăng theo tuổi. Đàn ông có nhiều khả năng phát triển bệnh Parkinson hơn so với phụ nữ
- Có người họ hàng gần mắc bệnh Parkinson, làm tăng cơ hội phát bệnh, mặc dù nguy cơ không nhiều hơn 4 đến 6 phần trăm.
Nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson là gì?
Hỏi: Cách điều trị bệnh này như thế nào khi bị mắc bệnh và sau khi khỏi bệnh có để lại di chứng gì hay không?
Trả lời:
Parkinson là một căn bệnh thoái hóa hệ thần kinh tiến triển theo thời gian và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh pakinson đặc trưng bởi tình trạng run tay chân, cứng cơ và di chuyển chậm chạp, liên quan đến sự thiếu hụt dopamin - chất dẫn truyền thần kinh chuyển tải thông điệp giữa các tế bào nhằm đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng và chính xác trên mỗi cử động của cơ thể. Chính vì vậy, phương hướng điều trị là bổ sung chất dẫn truyền thần kinh dopamin kết hợp giảm triệu chứng, phòng ngừa biến chứng của bệnh và cải thiện chức năng vận động cho người bệnh. Bệnh Parkinson không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng thuốc tân dược có thể giúp kiểm soát một số triệu chứng của bệnh, và trong một số trường hợp nặng thì Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để làm giảm triệu chứng.
Thuốc được Bác sĩ chỉ định để điều trị bệnh Pakinson đều nhằm làm tăng nồng độ, tối ưu hóa việc phân phối hay ngăn ngừa sự phân hủy sớm của dopamin trong não. Tuy nhiên, dopamin không thể được hấp thu dưới dạng trực tiếp, mà phải sử dụng thuốc khác được chuyển hóa thành, hoặc làm chậm phân hủy nó. Có 3 loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh parkinson, bao gồm tiền chất của dopamin, chất chủ vận dopamin và thuốc ức chế phân hủy dopamin.
Dấu hiệu khi mắc phải bệnh Parkinson
Với kinh nghiệm của một giảng viên công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tôi cho rằng bệnh Parkinson thường đi kèm với những vấn đề: Trầm cảm, nhai và nuốt thức ăn khó khăn, vấn đề về tiết niệu như tiểu không tự chủ hoặc bí đái, táo bón… Bên cạnh đó, thuốc điều trị bệnh Parkinson cũng có thể gây một số biến chứng bao gồm co giật hay những chuyển động giật của cánh tay hoặc chân, ảo giác, buồn ngủ, và hạ huyết áp khi đứng lên.
Khi được chẩn đoán là mắc bệnh Parkinson, bệnh nhân cần phải làm việc chặt chẽ với bác sĩ để tìm một kế hoạch điều trị cung cấp các cứu trợ lớn nhất từ các triệu chứng với các tác dụng phụ ít nhất. Thay đổi lối sống cũng có thể giúp làm cho sống chung với bệnh Parkinson dễ dàng hơn.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn