- Cách sử dụng thuốc Cetirizine như thế nào?
- Cảnh báo: Nguy cơ tử vong rất cao nếu bị ngộ độc paraquat
- Những nguyên tắc sử dụng thuốc không phải ai cũng biết
Làm gì khi trẻ em mắc phải bệnh ho gà?
Thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển, xâm nhập cơ thể gây nên các bệnh về đường hô hấp như là bệnh ho gà thường gặp ở trẻ nhỏ. Vậy dấu hiệu nào nhận biết trẻ bị ho gà, triệu chứng bệnh ho gà thường gặp ở trẻ, cách chữa trị ho gà,.. Cùng Bác sĩ Nguyễn Hữu Định – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách phòng và trị bệnh này nhé.
Hỏi: Thưa Bác sĩ, bệnh ho gà ở trẻ em là gì?
Trả lời:
Ho gà là căn bệnh chuyên khoa do vi khuẩn đường hô hấp cấp tính có tên khoa học là Bordetella pertussis gây nên thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, biểu hiện bằng những cơn ho dữ dội, dai dẳng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và có thể gây thành dịch. Hàng năm theo thống kê có tới 30 – 50 triệu người mắc bệnh ho gà trên thế giới và có khoảng 300 nghìn người phải chết vì ho gà, trong đó trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc phải nhất, và đây cũng là đối tượng tử vong nhiều nhất. Ho gà biểu hiện bằng những cơn ho dữ dội, dai dẳng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Trang bị kiến thức về cách chữa ho gà ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cùng cách chăm sóc trẻ bị bệnh ho gà là cần thiết nếu chẳng may bé nhà mình mắc phải.
Hỏi: Nguyên nhân cũng như triệu chứng thường gặp của bệnh ho gà ở trẻ là như thế nào thưa Bác sĩ?
Trả lời:
Nguyên nhân chính gây bệnh ho gà ở trẻ là do trực khuẩn Bordetella pertussis xâm nhập vào đường hô hấp, khu trú và phát triển ở khu cực khí quản, thanh quản và sinh ra độc tố gây bệnh. Khi thời tiết thay đổi hoặc ẩm ướt chính là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn này sinh sôi và phát triển. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi, họng của người bệnh khi ho, hắt hơi. Khả năng lây lan của bệnh cao nhất là thời điểm giao mùa hay thời tiết thay đổi, những trẻ sinh hoạt trong cùng một không gian khép kín như trong nhà, trường học,… là đối tượng dễ mắc bệnh.
Triệu chứng thường gặp của bệnh ho gà ở trẻ
Thời gian đầu mắc bệnh, trẻ thường xuất hiện những biễu hiện như là ho nhẹ, sau đó ho nhiều hơn, hắt hơi, chảy nước mũi, sốt nhẹ.
Biểu hiện bệnh ban đầu gần giống với cảm cúm nhưng khoảng 4-5 ngày sau, chúng biến mất, duy chỉ có triệu chứng ho ngày càng trầm trọng hơn và kéo dài, ho từng cơn, ho đến chảy nước mắt không ngừng, ho rũ rượi nhiều nhất về đêm, có khi kèm theo cảm giác buồn nôn. Sau khi ho, trẻ thường bị đỏ mặt tím tái cả người do bị suy hô hấp.
Cuối mỗi cơn ho thường có tiếng rít như tiếng gà, xuất hiện nhiều dịch đờm đặc. Ngoài ra trong giai đoạn này còn thấy một số dấu hiệu như: chảy máu cam, xuất huyết kết mạc mắt hay bầm tím quanh mi mắt dưới.
Hỏi: Cách điều trị bệnh này như thế nào khi trẻ bị mắc bệnh và sau khi khỏi bệnh có để lại di chứng gì hay không? Có những cách nào phòng bệnh ho gà ở trẻ hay không?
Trả lời:
Khi trẻ có các dấu hiệu giống với bệnh lý ho gà thì cần cho trẻ đi kiểm tra sớm để điều trị kịp thời, các Bác sĩ thường sẽ chỉ định cho trẻ dùng kháng sinh điều trị triệu chứng, trong các trường hợp có biến chứng thì các bác sỹ sẽ can thiệp điều trị luôn cho trẻ.
Là giảng viên nhiều năm kinh nghiệm tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tôi khuyên các bậc cha mẹ cần quan tâm chăm sóc tới chế độ dinh dưỡng cho trẻ, nếu trẻ chỉ bú mẹ tăng cường cho trẻ bú mẹ nếu đã ăn dặm thì chú ý cho trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, đầy đủ các chất dinh dưỡng, khi trẻ ho chú ý cho trẻ nằm nghiêng hoặc ngồi để tránh đờm dãi trào ngược vào phổi. Chú ý xử lý chất nôn hay đờm dãi của trẻ tránh lây lan. Sau cơn ho trẻ có biểu hiện đỏ bừng mặt hay tím tái cả người do bị suy hô hấp, các bậc phụ huynh cần lưu ý vì trẻ có thể chết vì bị ngẹt thở do suy hô hấp, không đủ ôxy. Ngoài ra, ho gà có thể gây các biến chứng viêm phổi, xuất huyết kết mạc, thiếu ôxy não, biến chứng viêm não... nếu không được điều trị kịp thời.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em mắc phải bệnh ho gà
Biện pháp phòng ngừa bệnh ho gà hữu hiệu nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ và cách ly người bệnh. Để đạt hiệu quả cao nhất thì cần tiêm đủ 3 mũi vắc xin phòng bệnh theo quy định và lịch tiêm chủng quốc gia. Hạn chế không cho trẻ tiếp xúc với những người có dấu hiệu bị ho gà, nếu trong gia đình có người bị ho gà thì cần phải nhanh chóng điều trị dứt điểm để tránh lây lan thành dịch.
Các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh không nên có quan niệm ho gà phải kéo dài đủ 3 tháng 10 ngày sẽ tự hết mà không phải điều trị. Bệnh ho gà điều trị càng sớm, trẻ càng ít có nguy cơ bị biến chứng sẽ tránh được các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra .
Nguồn: Ytevietnam.net.vn